Page 177 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 177
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
hương bán phấn, đã trở nên phổ-thông là vì Truyện Kiều của
Nguyễn Du đã phổ-cập trong trong đại-chúng.
Thời thập niên 30, trong những tiểu-thuyết “Tôi Kéo Xe,
Cạm Bẫy Người, Kỹ Nghệ Lấy Tây, Làm Đĩ, Số Đỏ, Lục-Xì, Bỉ
vỏ”, người ta thấy đầy dẫy những tiếng lóng của giới giang-
hồ. Nhưng ngày nay những tiếng ấy hầu như biến mất vì các
truyện này không phải là những tác-phẩm phổ cập, đã bị
đào thải theo thời-gian, chẳng hạn, trong Bỉ Vỏ:
“Không vòm, không sộp, không te,
Niễng mũn, không có, ai mê nỗi gì!”
Ngoại trừ tiếng “sộp” chỉ sự giàu sang, hay “vòm” là nhà
cửa, các tiếng “te”, “niễng mũn” có nhắc đến cũng chẳng
mấy ai hiểu nghĩa là gì. Nghe nói “hắn tiêu sộp lắm, ăn chơi
sộp nhỉ”, thì còn hiểu được, chứ những tiếng kia thì khó mà
hiểu được đó là ăn cắp (bỉ vỏ), xinh đẹp (te), nghèo rớt
mồng tơi chẳng có lấy một xu (niểng mủn) dính túi.
Tại miền Nam, đi “xế hộp” là đi xe ô-tô (auto), đi khiêu-vũ
nói lóng là “đi bum”. Các ông đi “nhậu”, ấy là các ông ra
quán uống bia, đi “múa quạt” là đi đánh chắn, tổ-tôm. Còn
các bà “đi xoè”, ấy là đi đánh tứ sắc. Nhậu rồi trả tiền “cưa
đôi” chia hai đều nhau. Đánh bạc hết tiền, buộc người ta
phải nạp tiền thì gọi là “bắt địa” và “chi địa”, hoặc phải đi
“chôm chỉa” ăn cắp của người ta, “ngón nghề” trổ tài thật
khéo-léo tài tình quả đúng là “hết sẩy!”.
Gánh hát cải-lương thì bên cạnh “đào thương” diễn xuất bi ai
sầu thảm, lệ rơi lã-chã, có “kép độc” “kép mùi”. Bàn về “kép
độc, kép mùi”, soạn giả Viễn Châu giải thích: “Kép độc” là
chỉ anh kép đóng vai xấu, đối lập với “kép mùi” để chỉ anh
176