Page 176 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 176
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
người, mỗi giới mà thôi. Bởi vậy qua tiếng lóng ta có thể
nhận định, đánh giá về trình-độ của họ, của thực-trạng xã-
hội đương thời, cũng như nhận ra tác-dụng hiệu-lực của
truyền thông.
Nói về tả chân, trong tác-phẩm Bút-Thuật của Nguyễn-Du
Trong Đoạn-Trường Tân-Thanh (trang 258), chúng tôi đã có
đoạn nhận định sau đây:
“Đọc đoạn thơ sau đây, ai bảo rằng đó là thơ hay là lời
nói thường ngày tự-nhiên phát-biểu, vậy mà có vần có điệu,
rõ đúng là thơ. Những từ này buột mồm, buột miệng mà nói
ra. Những từ này rất phổ-thông ở đầu môi chót lưỡi, thật là
thẳng thừng, thô-tục, sống-sượng khiến văn-pháp tả chân
thêm phần sắc-sảo. Rõ là lời của kẻ hạ-cấp, lời của mụ già
chủ nhà chứa, thôi thì khỏi nói!
“Tuồng vô nghĩa ở bất-nhân,
Buồn mình, trước đã tần-mần thử chơi,
Màu hồ đã mất đi rồi,
Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma!
Con kia đã bán cho ta,
Nhập gia thì phải cứ phép nhà tao đây!
Lão kia có giở bài bây,
Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe!
Cớ sao chịu tốt một bề?
Gái tơ mà đã ngứa nghề lắm sao?”
Những tiếng tả chân như “bài bây, văng vào mặt, chịu tốt
một bề (thay vì chịu lép một bề), ngứa nghề, buồn mình,
mầu hồ” đều là những tiếng lóng trong giới nhà nghề buôn
175