Page 172 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 172
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
nhưng hơi khác thì gọi là tây: quần tây, áo tây, giầy tây,
cơm tây, bánh tây (miền Nam gọi là bánh mì) nhà tây v.v...
hệt như người Âu-Mỹ thấy cái gì khác lạ với họ và thuộc
miền Á-đông, họ đặt thêm tính-từ Chinese như Chinese
Parsley để chỉ rau ngò, rau mùi của ta, hoặc khi tới Việt-
Nam, người Pháp ban đầu không biết gọi phở là gì đã đặt
tên cho món ăn này là soupe chinoise. May là sau đó trong
bộ sách Langue Française dành cho chương-trình Pháp-Việt
do Nha Học-Chính Ðông-Pháp xuất-bản, từ soupe chinoise
đã được thay bằng "le phở" cũng như "le Ðình" thay cho
maison communale.
2- Du-nhập cả kiểu nói hành văn.
Du-nhập văn-hóa nước ngoài, không phải chỉ đem vào văn-
chương Việt-Nam những từ-ngữ mới được phiên-âm mô-
phỏng, mà ngay cả những kiểu nói, cách đặt câu, lối viết văn
cũng đã xuất-hiện trang-điểm cho ngôn-ngữ Việt-Nam một
vẻ đẹp đa-dạng và hiện-đại hơn. Thoát xác khỏi lối văn biền-
ngẫu cổ-kính, khuôn-thước, cân-đối gò-bó, công-thức, văn-
chương Việt-Nam dần-dà trở nên mới lạ uyển-chuyển, tự-
nhiên.
* Những kiểu nói như "hơn ai hết", "lúc này hơn lúc
nào hết" hoặc "hơn bao giờ hết" vốn không có trong văn cũ.
* Những kiểu nói như "một Nguyễn-Du, một Tản-
Ðà..." và những Phan-bội-Châu, Phan-chu-Trinh biến danh-
từ riêng như thành một danh-từ chung vốn là những kiểu
nói của Tây-phương đem lại. Lyauty người thực-dân nổi
tiếng viết cho bạn bè ở Pháp, trong thư từ xứ Bắc-Kỳ và
Madagascar (1894 - 1898) có đoạn viết như sau: "Vân-Nam
171