Page 175 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 175
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Trong bộ tiểu-thuyết đồ-sộ trứ danh «Les Misérables»
(Những Kẻ Khốn Cùng) của văn-hào Victor Hugo, ấn-hành
năm 1862, tác-giả dành trọn quyển VII đề cập tiếng lóng.
(http://fr.wikisource.org/wiki/Les_Mis%C3%A9rables_TIV_L7)
Năm 1925, trong Tuyển-Tập Nghiên-Cứu Á Châu ấn hành
dịp kỷ niệm 25 năm thành lập trường Pháp miền Viễn-Đông,
học-giả Ứng Hoè Nguyễn Văn-Tố (1889-1947), trong bài
khảo-luận «L’argot Annamite de Hanoi», bàn về cách sử-
dụng tiếng lóng, lối nói đảo chữ, chơi chữ và giới-thiệu một
số tiếng lóng ở Hànội [L'Argot annamite de Hanoi: Extrait
des Etudes Asiatiques, publiées à l'occasion du 25e
anniversaire de l'Ecole francaise d'Extrême-Orient / Nguyễn
Văn Tố. - H. : Impr. d'Extrême-Orient, 1923. - p.172-197 ;
28cm] (http://ci.nii.ac.jp/ncid/BA0345941X)
Trước đó, năm 1905 trên tập san B.E.F.E.O của Trường
Viễn-Đông Bác-Cổ (Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extrême-
Orient), tác-giả J.N. Cheon cũng đã có một thiên khảo-cứu
công-phu về loại hình ngôn-ngữ này với tựa đề « L’argot
Annamite »
(http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/befeo_0336-
1519_1905_num_5_1_2632)
Tiếng lóng đa dạng. Tuỳ theo hoàn cảnh, giai-tầng xã-hội,
trình-độ văn-minh, văn-hóa của mỗi nhóm người qua mỗi
thời-đại mà tiếng lóng mang nhiều vẻ khác nhau, thanh hay
tục, lịch sự hay thô-lỗ. Giới nào có ngôn-ngữ của giới ấy. Nó
thực sự trở nên phổ-cập chủ-yếu là do các nhà làm văn-hóa,
vì văn-hóa, truyền-thông là phương-tiện hữu-hiệu và mau lẹ
đưa tiếng nói vào quảng-đại quần-chúng, nếu không thì chỉ
là một thứ ngôn-ngữ truyền miệng hạn hẹp trong mỗi nhóm
174