Page 174 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 174

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                    Nhưng  tại  sao  chúng  ta  lại  ích-kỷ  như  thế  phải
                    không?"

            Lập lại câu nói của một nhân-vật, thay vì giới-thiệu trước khi
            nhân-vật phát-biểu, lại xen kẽ hay để sau đoạn văn nhân-vật
            phát-biểu.  Cũng  như  cách  dùng  thụ-động-thể,  lối  nói  trên
            đây vốn là lối viết thông-dụng trong văn-chương Âu-Mỹ.


                    III- Khả-năng sáng-tạo không ngừng

            Những  nhận-xét  trên  đây  không  ngoài  mục-đích  chứng-tỏ
            rằng khả-năng sáng-tạo ấy không ngừng phát-triển. Mỗi thời
            lại nảy sinh thêm mỗi cách nói: sáng-tác những tiếng lóng,
            những từ-ngữ mới, đặt thêm ra nhiều thành-ngữ, tục-ngữ,
            bài vè, ca-dao.

            1- Sáng-tác các tiếng lóng

            Một  nhóm  người,  trong  cùng  một  hạng,  một  ngành  nghề
            muốn thông tin hoặc bày tỏ cho nhau biết những chuyện kín
            đáo chỉ có họ hiểu với nhau, không muốn cho người ngoài
            hay, họ dùng tiếng lóng.

            Tiếng lóng không hẳn chỉ thấy trong ngữ Việt, mà còn thấy
            hiện diện cả trong văn chương nước ngoài.

            Tại  nước  Anh,  năm  1736  xuất-hiện  từ-điển  «Canting
            Dictionary» của Nathan Bailey sưu tầm những tiếng lóng của
            những  kẻ  ăn  xin,  những  bọn  trộm  cắp,  lừa  đảo,  bẻ  khoá,
            trấn lột cướp đường.
                      (http://www.fromoldbooks.org/NathanBailey-
                          CantingDictionary/transcription.htm

                                          173
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179