Page 170 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 170
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
* Tại các trại tỵ-nạn, thay vì nói người bảo-trợ họ nói
"bông so" phiên-âm từ tiếng sponsor. Gửi thư cho thân-nhân
không gì tiện bằng aérogramme, đây cũng là một trong số
các tặng-phẩm dành cho họ. Tìm một tiếng thật ngắn, gọn
để thay-thế cho đủ ý thực khó-khăn. Không ai dạy ai, họ gọi
gọn lỏn là "ô-gam", rồi bắt-chước nhau cứ quen gọi như thế.
Ðây đúng là một sự sáng-tạo. Họ trực-giác, tự-nghĩ và nói
ra, họ ứng-biến để tỉnh-lược những vần xét ra không cần-
thiết, bỏ phụ-âm khó đọc, thu gọn thành một tiếng ghép với
hai đơn-âm chính: ô-gam. Hệt như trường-hợp của từ
arrosoir, người bình-dân miền Bắc gọi tắt là "ô-giòa" để chỉ
cái bình tưới cây có vòi hoa sen.
Phải chăng, điều này, một lần nữa, cho ta thấy ngôn-ngữ
Việt sáng-tạo được là do cấu-trúc đơn-âm, tính-chất đơn-
giản gọn-gàng của tiếng Việt?
c) Du-nhập một cách sáng-tạo.
Cũng nên lưu-ý rằng, không phải bất cứ từ-ngữ nào họ cũng
phiên-âm du-nhập, nhưng với tinh-thần sáng-tạo, tự-cường,
người dân Việt-Nam vận-dụng trước hết khả-năng ngôn-ngữ
của mình để tự đặt ra một từ mới gọn-gàng thoát-ý, nếu
kiếm không được thì với óc giản-dị cố-hữu, họ nhận-xét ra
ngay một hình ảnh tượng-tự rồi thêm vào chỉ-định-từ "tây",
sau cùng nếu không được nữa, mới phiên-âm ra tiếng Việt.
* Chiếc xe moto tuy giới thị-thành quen gọi là mô-
tô, chứ người dân quê miền Bắc thấy có xe mô-tô về làng,
họ biến-báo cảm-ứng tức-thời gọi ngay là xe bình-bịch, một
tiếng tượng-thanh mô-phỏng tiếng nổ của máy xe.
169