Page 166 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 166

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                    * Về  lãnh-vực  khoa-học  kỹ-thuật,  như  toán-học
            chẳng hạn ngoài yếu-tố đủ nghĩa, rõ-ràng còn cần phải cho
            ngắn  gọn,  ta  vẫn  không  nên  thay  những  từ  như  "không-
            gian,  thời-gian,  thời-điểm,  ánh-xạ,  phương-trình,  hàm-số,
            tốc-độ, gia-tốc v.v..."

            Không  thể  thay  sa-mạc  bằng  bãi  cát,  vì  nghĩa  của  hai  từ
            tương-đối khác-biệt: sa-mạc vốn mênh-mông khô cháy còn
            bãi cát thì nhỏ hơn nhiều. Có thể nói sân bay, máy bay thay
            vì nói phi-trường, phi-cơ song những tiếng phi-trường phi-cơ
            đã trở nên quá thông-thường vì vậy vẫn còn tồn-tại, sự duy-
            trì những tiếng ấy chỉ làm giàu thêm cho ngôn-ngữ mà thôi.

            Những tiếng đồng-nghĩa vẫn gỡ cho người viết khỏi phải rơi
            vào lỗi "trùng-điệp" làm giảm giá-trị của một bài văn.

                    b) Du-nhập từ các ngôn-ngữ khác.


                    *  Miền Nam theo chế-độ bảo-hộ của Pháp, chịu ảnh-
            hưởng  văn-hóa  Pháp  sớm  nhất,  sâu-xa  nhất  và  lâu  nhất.
            Những từ-ngữ Pháp đã Việt-hóa được đưa vào ca-dao tục-
            ngữ để truyền miệng như:
                              “Văn-minh gặp buổi Lang-Sa
                          Tri-âm thì ít, trăng-hoa thì nhiều.”
            hoặc:
                              “Bánh ít đi, bánh quy  lại.”
            Lang-Sa  là  phiên-âm  từ  France  là  nước  Pháp,  bánh  quy  là
            bánh bích-quy phiên-âm từ bisquit. Những tiếng như "cặp-
            rằng"  (caporal)  phú-lít  (police)  xếp  (chef)  thầy  đội  xếp
            (sergent chef) đồn bót (poste) đã một thời phổ-thông trong
            dân-gian.


                                          165
   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171