Page 162 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 162

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                    *  Chẳng hạn, thay vì nói: "lúc nào cũng chỉ thấy hết
            ăn lại ăn, hết uống lại uống, hết nay họp lại mai họp, hết
            nay bàn-bạc lại mai bàn-bạc", người ta chép miệng thở dài:
            "ăn ăn, uống uống! họp họp bàn bàn!"


                    *  Thay vì nói khắp hết mọi người, chẳng trừ một ai:

                     “Lệnh trên ban xuống ai nấy đều tuân theo”

            câu nói trên nghe ra vẫn không mạnh bằng:


                   “Lệnh trên ban xuống, người người tuân theo.

             Bởi vậy, trong bài thơ vịnh "Thằng Mõ", Lê-thánh-Tôn viết:
                         “Trẻ già chốn chốn đều nghe lệnh,
                            Làng nước ai ai cũng cứ lời.”

            3- Kết-hợp từ:

            Ðặc-biệt hơn nữa, nhờ cấu-trúc đơn-âm cũng như kho-tàng
            từ-ngữ Hán-Việt dồi-dào, ta thường dễ kết-hợp từ để tạo ra
            một  tiếng  khác  sao  cho  đủ  ý-nghĩa,  lựa  trong  mỗi  từ-ngữ
            một từ thích-hợp liên-kết lại thành tiếng mới, ghép đôi hay
            ghép  ba.  Cũng  có  khi  các  từ-ngữ  có  nghĩa  tương-tự,  song
            kết-hợp lại cho gọn, êm tai vì nhu-cầu diễn-tả cần có thêm
            từ-ngữ để thay đổi.

                    a)  Về  tiếng  Việt  thuần  Nôm,  ta  nói  "ngắn  gọn"
            thay  cho  gọn-gàng  vắn-tắt,  "ngoan  hiền"  thay  cho  ngoan-
            ngoãn hiền-lành, hoặc "vui mạnh, an mạnh" thay cho vui-vẻ,
            bình-an mạnh-khỏe, hoặc trau-giồi "nết-hạnh" thay cho nết-
            na đức-hạnh và "cảm-nghĩ" vừa nói lên những ý-nghĩ suy-tư

                                          161
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167