Page 159 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 159

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            2- Lập lại từ


                    a)  Ngoài cách đổi dấu, có khi một từ cũ được
            lập  đi  lập  lại  tạo  thành  một  tiếng  điệp-thanh  hoặc
            điệp-ngữ  mang  một  ý  nghĩa  mới.  Tiếng  điệp-thanh  thì
            giảm ý, tiếng điệp-ngữ thì làm tăng thêm ý:

                  -  Áo màu đo-đỏ là áo hơi đỏ, không được đỏ lắm.
                 Vòng ngọc này xanh-xanh là vòng màu xanh nhạt.

            Thế nhưng:
                         “Xanh xanh dãy liễu ngàn thông,
                         Cỏ lan lối mục, rêu phong dấu tiều.”
                                         (Bích-Câu Kỳ-Ngộ)

            (Nhân đây xin được mở dấu ngoặc: xanh xanh trong câu thơ
            Bích-Câu Kỳ-Ngộ không có dấu gạch nối, vì là hai tiếng điệp-
            ngữ, khác với xanh-xanh có dấu gạch nối là hai tiếng ghép.
            Cũng như dấu viết d trên là vết tích, là hiệu lệnh, khác với
            giấu  có  phụ-âm  đầu  từ  là  gi  vì  giấu  là  che  đậy  không
            muốn cho người khác biết, cũng thường nhấn mạnh ý nghĩa
            bằng tiếng ghép giấu-giếm)

            Và:
                        “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
                       Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu,
                           Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
                          Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
                                      (Chinh-Phụ Ngâm-Khúc)
            thì điệp-ngữ xanh xanh  ở đây lại có nghĩa là xanh ngắt, cực
            kỳ xanh vì chỉ thấy "xanh" và "xanh" mà thôi.


                                          158
   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164