Page 164 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 164
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
1- Du-nhập các từ- ngữ.
a) Du-nhập từ Hán-Văn.
* Thiết-tưởng là thừa, khỏi phải nhắc lại ở đây kho
từ-ngữ Hán-Việt rất dồi-dào, có cấu-trúc đơn-âm, phát-âm
và thanh phần lớn na-ná với Hán-văn, kết-quả của cuộc hỗn-
hợp chủng-tộc xa-xưa, của hàng ngàn năm tranh-đấu chống
lại sự thôn-tính của Hán-tộc, của sự đô-hộ từ Bắc-phương.
Cấu-trúc ấy phối-hợp với lối viết la-tinh ghi âm lại tiếng nói
Việt-Nam phiên-âm từ chữ Hán, mỗi ngày mỗi đưa vào ngữ-
học Việt vô-số các từ-ngữ Hán-Việt.
Không thể nào dẫn-chứng hết sự có mặt của loại từ-
ngữ này. Nhiều từ-ngữ đã quen dùng lâu đời, phổ-thông đến
nỗi ta vẫn nghĩ là tiếng Việt nguyên-thủy. Những từ-ngữ mới
tuy còn xa-lạ với nhiều giới nhưng dần-dà mai này khi khoa-
học kỹ-thuật đã phổ-cập trong mọi tầng lớp, đương-nhiên sẽ
là những tiếng phổ-thông đối với mọi người. Khi ta nói:
“Quái lạ! xưa kia hàng-hóa bày bán la-liệt hai bên
hè phố, thế mà nay biến đâu hết!
hoặc:
“Dân chúng sợ hãi chạy tán-loạn!”
Những từ quái, la-liệt, tán-loạn, nguyên-thủy vốn là Hán-tự.
* Cũng như các biểu-từ thuần-túy Việt-Nam, trong
rất nhiều trường-hợp, từ-ngữ Hán-Việt quả rất tiện-lợi để
diễn-đạt tư-tưởng hay một ý-niệm phức-tạp. Ngày nay trong
việc du-nhập từ Âu-Mỹ các kiến-thức luật-pháp, kinh-tế,
chính-trị, xã-hội, văn-học, khoa-học, triết-học v.v...để xây-
163