Page 163 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 163
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
thuộc lý-trí vừa nói lên những rung-cảm thuộc về con tim,
hay "quanh-quẩn" là kết-hợp "loanh-quanh" với "luẩn-quẩn".
b) Về tiếng Hán-Việt thì vô-vàn, khi cần diễn-tả ta
có-thể ghép các tiếng lại dễ-dàng, như cơ may (cơ hội may-
mắn), tập-huấn (huấn-luyện tập-trung), tạo-dựng (tạo-lập
và xây-dựng), lao-nô (lao-động nô-lệ), khoan-nhu ( khoan-
dung và nhu-mì), khiêm-nhu (khiêm-tốn nhu-hoà), khiêm-
cung (khiêm-tốn cung-kính), bao-che (bao-bọc che-chở).
Ðấy là ghép hai từ-ngữ thành tiếng ghép đôi. Nếu làm cho
(hoá) đơn-giản thì ghép thành "đơn-giản-hoá". Bảng (biểu)
ghi lại cách sử-dụng thời-gian theo mỗi chặng, ta ghép gọn
thành: thời-dụng-biểu, hay thời-khoá-biểu. Khoa phân-tâm-
học là khoa-học phân-tách nghiên-cứu mỗi trạng-thái tâm-lý
con người. Môn học người Âu-tây gọi là Science économie
politique bao gồm công việc sửa-sang việc trị nước (kinh-
bang) và cứu-giúp nhân dân (tế-thế) liên quan tới tài kinh-
bang tế-thế, khoa-học này được gọi là khoa "kinh-tế-học".
Chính nhờ khả-năng sáng-tạo ấy mà tiếng Việt, trong bất cứ
trường-hợp nào, vẫn không sợ nghèo-nàn, vẫn có thể diễn-
đạt một cách đầy-đủ mà lại gọn-gàng. Ðó là lý-do khiến
tiếng Việt đã làm tròn chức-năng chuyển-ngữ giới-thiệu
được mọi lãnh-vực học-thuật tân-tiến của Tây-Phương.
II- Khả-năng du-nhập ngôn-ngữ nước ngoài.
Chính nhờ khả-năng sáng-tạo ấy, cùng với tinh-thần khai-
phóng, dân Việt đã du-nhập từ ngôn-ngữ nước ngoài, tạo
thêm những tiếng mới và những kiểu nói mới liên-quan đến
mọi vấn-đề tùy theo nhu-cầu của đời sống.
162