Page 158 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 158
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
* Cũng là phủ-định, nhưng "chưa" khác với "chửa".
Tuy rằng "chửa" là thổ-ngữ của một vài vùng quê, song nó
mang ý-nghĩa đặc-biệt hơn. Thêm dấu hỏi, từ "chưa" hàm
chứa một sự xác-quyết hoàn-toàn. "Chửa" là một khẳng-
định của phủ-định. Khi ta nói "Bảo làm mà vẫn chửa làm" có
nghĩa là chưa hề làm một tí gì, khác với vẫn chưa làm, ý-
nghĩa không mạnh bằng và không nói lên được cái ý bực-bội
khó chịu của người nói vì chưa thấy niềm mong đợi của
mình được đáp-ứng.
Hoặc giả "Ðã có ai dậy chưa?" câu hỏi không nhấn mạnh và
có tính-cách chỉ-định bằng: "Ðã có ai dậy chưa đấy?" Thay vì
nói như vậy, câu hỏi thu ngắn cho gọn hơn: "Ðã có ai dậy
chửa?"
Cho nên trong bài "Ðêm dài", Từ-Diễn-Ðồng kết-thúc bằng
hai câu hỏi bâng-quơ mà chỉ rõ hơn, và giọng ân-cần hối-
thúc hơn:
“Hàng xóm láng-giềng ai dậy chửa?
Dậy rồi lên tiếng gọi nhà nho!”
và mở đầu bài "Tết Nghèo", Tú-Xương tự-trào:
“Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo!
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu,
Chống gậy lên núi An-Lão, cụ Tam-Nguyên Yên-Ðổ lạc-quan
ngạo-nghễ coi thường thách-đố, tự-nhủ:
“Dẫu già, già chửa hơn ta nhỉ?
Chống gậy mà lên gối chửa chồn,”
157