Page 157 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 157
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
ngột-ngạt, lập-loè ánh nhang đỏ rực mà vẫn không thấy mặt
người lối bước, mới càng thấy cái sâu thẳm "hỏm-hòm-hom"
của Hương-Sơn Động.
--------------------------------------------------------------------------
(b*) Chú-thích: Ðộng Tam Thanh, tên của ba động Nhất Thanh,
Nhị Thanh, Tam Thanh ở Kỳ-Lừa, bên kia sông Kỳ Cùng, thuộc dãy
núi Cai Kinh, tức Bắc-Sơn, vốn là chiến-khu chống Pháp, cách tỉnh
Lạng-Sơn, Bắc-Việt chừng hai cây số. Ðất Lạng-Sơn có nhiều di-
tích lịch-sử: trong động Nhất Thanh có tượng Ngô-thì-Sĩ; ở Kỳ-Lừa
có thành nhà Mạc; Lạng-Sơn có ải Nam-Quan, nơi Nguyễn-Trãi
khóc biệt cha là Nguyễn-phi-Khanh, có núi Kỳ-Cấp là chỗ Thoát-
Hoan bị Phạm-ngũ-Lão đuổi chạy, có chợ Kỳ-Lừa ở Ðồng-Ðăng
buôn bán sầm-uất với người Tàu bên kia biên-giới, có núi Vọng-
Phu tức Tô-Thị, là những danh-lam thắng-cảnh, nên ca-dao có
câu:
“Đồng-Đăng có phố Kỳ-Lừa,
Có nàng Tô-Thị, có chùa Tam-Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh?
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em”
--------------------------------------------------------------------------
* Tả cái tính càu-nhàu của một người khó tính hay
lầm-bầm gắt-gỏng, người ta nói: "cái gì mà cứ cảu-nhảu
càu-nhàu như chó cắn ma!"
Nhân đây, tác-giả cũng xin được ghi lại mấy vần thơ cảm-
hứng để răn tính nết "cảu-nhảu càu-nhàu":
“Vô duyên chưa nói đã cười,
Có duyên khéo nói, mọi người đều ưa.
Dù cho đi sớm về trưa,
Nhọc-nhằn, vất-vả, nắng mưa dãi- dầu.”
Chớ nên cảu-nhảu càu-nhàu,
Dịu-dàng, tươi-tắn, người nào cũng thương.”
156