Page 161 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 161
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
* Nếu nói: cũng thấy "thương-thương", hoặc "nhớ-
nhớ" thì đó là tiếng điệp-thanh có ý nói niềm thương nhớ tuy
có đấy song phảng-phất nhớ thương phần nào. Nhưng nếu
là điệp-ngữ như trong ca-dao sau đây thì mối thương nhớ đã
làm bận lòng kẻ tương-tư không ít:
“Thương thương, nhớ nhớ, thương thương,
Nước kia muốn chảy mà mương không đào.”
* Khi nói "qua qua lại lại", "nói nói cười cười" là
muốn nói tới vẻ tấp-nập, bận-rộn đi qua đi lại nhiều lần,
liên-miên, hoặc cười nói huyên-thuyên không dứt. Thế
nhưng khi nói rằng: "cái gì mà cứ úp úp mở mở" hay "kín kín
hở hở, chẳng ai còn biết mô tê gì" thì lại ra cái ý chẳng úp
cũng chẳng mở hay nửa kín nửa hở, giấu giấu giếm giếm
không muốn nói ra.
* Tả cảnh đêm tối. Trạng từ "mò" làm tăng thêm ý
nghĩa: đêm tối mò. Lập lại một lần nữa, điệp-ngữ "mò mò"
tả đêm cực-kỳ tối-tăm. Từ-Diễn-Ðồng mở đầu bài: "Ðêm
Dài" tả đất nước thời buổi suy-vong, trước sự ngấp-nghé của
người Tây-Phương, "ngọn đèn Khổng-học rình trộm khêu
còn tí", Việt-Nam như đang đắm chìm trong đêm dài tăm-tối,
mọi người vẫn còn đang say giấc ngủ mơ-màng:
“Đêm sao đêm tối mãi mò mò,
Đêm đến bao giờ mới sáng cho?”
b) Sự lập lại từ rất thông-dụng trong câu nói
thường ngày. Hình như đó là một phản-ứng tự-nhiên khi
phải diễn-tả ý-tưởng rộng khắp, hết thảy. Cách sáng-tạo tự-
nhiên này thực ra là một sự tỉnh-lược cho câu nói gọn hơn.
160