Page 160 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 160
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
* Cũng như "non nước" đã chỉ xa cách rồi, song điệp
ngữ "nước non, non nước" thì tả ra sự xa cách ngàn trùng,
như trong bài sự-tích quả dưa đỏ:
“Hải-Nam quê thiếp ngàn trùng,
Trời sinh phận gái, má hồng răng đen,
Việt-Nga hai chữ là tên,
Nước non, non nước là duyên tao-phùng.” (c*)
hay tả cảnh non nước mênh-mông, chỉ thấy non và nước
như trong bài: "Ðộng Hương-Tích" của Chu-mạnh-Trinh:
“Bầu trời cảnh Bụt,
Thú Hương-Sơn ao-ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây!
Đệ Nhất Động, hỏi rằng đây có phải?”
---------------------------------------------------------------------------------
(c*) Chú-thích: An-Tiêm khi bị dày ra đảo Hải-Nam, nhờ
có chim công hạt dưa bay qua, để rớt xuống đảo, dưa đỏ
mọc lên, trái sai nhung-nhúc, An-Tiêm đặt tên dưa là Tây-
Qua. Sau này, An-Tiêm nảy ra ý muốn giới-thiệu loại dưa lạ
vừa ngon vừa đẹp này. Vỏ dưa đen xanh mướt óng-ả như
tóc thiếu-nữ, cùi dưa trắng muốt như làn da cô gái nõn-nà,
ruột dưa đỏ hồng như má hồng lại thêm hạt dưa đen rưng-
rức như răng hạt huyền của nàng; An-Tiêm bèn đổi tên trái
dưa là Việt-Nga-Qua, rồi khắc trên quả dưa bài thơ, thả trôi
ra biển. Khách buôn Trung-Hoa vớt được, tìm đến, ăn vào
thấy ngon, khen là “Hẩu lớ!” (hẩu = hảo = tốt). Từ đó, có
tên là dưa hấu. Bài thơ trên dịch từ bài thơ chữ Hán. (Theo
Bàng-bá-Lân, Hương Hoa Ðất Nước, Quê Hương Xb)
---------------------------------------------------------------------------------
159