Page 165 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 165

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            dựng và phát-triển văn-minh văn-hoá Việt-Nam, những tiếng
            Hán-Việt có công-dụng rất lớn và từ đó làm phong-phú thêm
            cho văn-chương Việt-Nam.

                    * Có một điều cần ghi nhận là với tinh-thần dân-tộc
            và khai-phóng chúng ta đã và cần phải lựa chọn, xét xem
            phải du-nhập những gì.


            Với  tinh-thần  khai-phóng,  chúng  ta  tiếp-thu.  Với  tinh-thần
            dân-tộc, chúng ta bảo-tồn sắc-thái, vẻ đẹp riêng của mình
            trong một thái-độ hài-hòa hợp-lý, khả-dĩ vẫn giữ-gìn được sự
            trong sáng của tiếng Việt. Thái-độ cực-đoan cách này, cách
            khác đều bị gạn lọc bởi quảng-đại quần-chúng cũng như ca-
            dao tục-ngữ được trau-chuốt hoàn-chỉnh bởi tập-thể nhân-
            dân.  Ta  không  nói  "hàm-khấp"  nhưng  nói  "khóc  nghẹn-
            ngào". Không nói "phản-diện" nhưng nói "mặt trái". Không
            nói "phản-hồi" nhưng nói "trở về". Những tiếng nghẹn-ngào,
            mặt  trái,  trở  về,  vừa  thuần-túy  Việt-Nam,  vừa  giản-dị  dễ
            hiểu, vừa diễn-tả cụ-thể, xác-thực, gợi-hình, linh-động hơn.
            Cho nên dầu ai có sử-dụng Hán-tự, những tiếng như loại này
            sớm muộn chẳng biến thành từ-ngữ Hán-Việt phổ-thông.

                              “Vân-Tiên từ tạ phản-hồi,
                       Nguyệt-Nga than khóc: tình ôi là tình!”

            Những tiếng "từ-tạ, phản-hồi" làm lời thơ đã ngớ-ngẩn càng
            thêm  kỳ-quặc  ngớ-ngẩn.  Những  lỗi  này  không  phải  là  ít
            trong tác-phẩm, làm giảm hẳn rất nhiều giá-trị văn-chương
            của "Lục-Vân-Tiên" và cũng vì thế mà tác-phẩm không thể
            trở nên phổ-thông trong toàn-thể quần-chúng so với "Truyện
            Kiều" của Nguyễn-Du.



                                          164
   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170