Page 156 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 156
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
dấu của hai tiếng Cao-Bằng không thôi cũng đủ để tả cái ý
xa-xôi ngàn dặm rồi.
* Ðể tả cái sâu thẳm của hang động, các nhà thơ xưa quen
dùng cụm từ "hỏm-hòm-hom" với sự thay đổi dấu trên có
mỗi một từ "hom".
- Phạm-tuấn-Tài mở đầu bài thơ vịnh chùa Ðộng
Tam-Thanh (xem chú-thích b*):
“Chót-vót trên không, núi mấy chòm,
Có chùa trong ấy hỏm-hòm-hom.”
- Hồ-Xuân-Hương vào bài vịnh hang Cắc-Cớ:
“Trời đất sinh ra đá một chòm,
Nứt làm hai mảnh hỏm-hòm-hom.
và tả cảnh Ðộng Hương-Tích như sau:
" Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm,
Nứt ra một lỗ hỏm-hòm-hom,
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu Tiên mỏi mắt nhòm.”
Người ta thường nói sâu hỏm là sâu lắm, thêm "hỏm-hòm-
hom" thì hoá ra sâu thẳm, sâu hun-hút tối mò. Gạt ra ngoài
tính trào-lộng của bài thơ, những tiếng này tả chân gợi hình
đúng cảnh động Hương-Tích. Khách vãng chùa chống gậy
lọc-cọc từ chùa ngoài, leo cả hàng trăm bậc đá, xọc gậy mà
bước chân lên đủ chồn chân mỏi gối, vào được tới Ðộng
trong, thấy động mở ra sâu thăm-thẳm, hương khói mịt-mù
155