Page 171 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 171

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                    *  Chiếc  xe  hai  bánh,  họ  không  phiên-âm  tiếng

            bicyclette, phần  vì  khó,  phần  vì  có  thể  diễn-tả  ngắn  gọn
            bằng chính ngôn-ngữ Việt. Do nhận-xét tinh-tế, họ nói ngay
            một  cách  giản-dị:  chiếc  xe  đạp.  Nhưng  chiếc  xe  cyclo chở

            khách thì không thể dùng lại từ xe đạp, mà nếu nói "xe đạp
            chở khách" thì dài dòng văn-tự chỉ để dùng cho các nhà viết
            sách  viết  văn,  quần-chúng  ưa  giản-dị  gọi  là  "xích-lô",  rồi
            dần-dà thêm "xích-lô đạp" để phân biệt với "xích-lô máy" mà
            người miền Nam còn gọi là "xe máy dầu".


                    * Ngày xưa, trước 1945, chiếc xe chở khách, thay vì
            người đạp xe ngồi sau, thì đằng trước là người kéo, đôi khi
            có chú bé chạy đẩy theo sau nếu đi đường dài, người Pháp
            gọi là "le pousse-pousse", ta gọi là "xe tay" hay "xe kéo". Tại
            miền  Tây  Nam-Việt  sau  này  thịnh-hành  một  loại  xe  chở
            khách, thay cho người kéo đằng trước là người đạp xe: chiếc
            xe được móc sau một chiếc xe đạp lôi đi, người dân Hậu-
            Giang gọi là "xe lôi", tiến bộ hơn nữa thay xe đạp kéo bằng
            xe máy dầu, ta gọi là "xe lôi máy". Cũng như ta không gọi
            theo người Hoa là ngưu-xa hay mã-xa mà gọi là xe bò, xe
            ngựa: những từ-ngữ tả-chân thuần-túy Việt-Nam.


                    *  Ngay đến từ fourchette, dân thị-thành lười sáng-
            tạo, chịu ảnh-hưởng sâu đậm Pháp-văn, gọi là "phóng-sét"
            như "cùi-dìa phóng-sét", chứ quần-chúng gọi là cái xiên, cái
            nỉa kèm với "dao cơm, khăn ăn".

                    *  Ở ngoài Bắc, gọi là rau mùi, rau thơm, trong Nam
            gọi là rau ngò. Rau mùi vì có mùi thơm. Có loại rau mùi răng
            cưa, dân quê Bắc-Việt vùng Hà-Nam-Ninh gọi vắn-tắt là mùi
            tây. Rồi hành tây, tỏi tây, khoai tây để phân-biệt với hành
            ta, tỏi ta, khoai lang. Cái gì của ta là ta, cái gì giống của ta

                                          170
   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176