Page 178 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 178

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            kép đóng vai tốt. Cách nói này xuất-hiện từ lâu, đã trở thành
            cách nói phổ-cập trong nghề và trong công-chúng. Kép độc
            là  vai  gieo  gió,  là  động-lực  gây  ra  xung-đột  kịch,  nghĩa  là
            giữa  cái  ác  và  cái  thiện.  Nếu  không  có  cái  ác  khốc-liệt  thì
            không  bật  lên  được  cái  thiện  sáng  ngời.”  Trong  làng  “hia
            mão”  cải-lương,  việc  tìm  đào  kép  sao  cho  thích-hợp  là
            nhiệm-vụ quan-trọng của đạo-diễn. Đi coi cải-lương về thuật
            lại, muốn cho câu chuyện hấp-dẫn, thay vì nói ngay kết-cục
            cho biết vai diễn về “chầu Diêm-Vương” nằm chết trên sàn,
            lại  kể-lể  dài  dòng  lê-thê  “vòng  vo  Tam-Quốc”  khiến  cho
            người  nghe  sốt  ruột  nôn-nóng  đợi  chờ.  “Xưa  rồi  Diễm!”
            truyện cũ này đã kể nhiều rồi, thôi khỏi cần nhắc lại, “bỏ đi
            Tám!”. Bài hát “Diễm Xưa” của Trịnh Công-Sơn phổ-cập làm
            ra tiếng lóng. Các ông lén vợ “đi ăn chè” bởi vì các ông sợ
            vợ, thờ đạo “hầu bà”. Báo chí đăng tin ông nhạc-sĩ kia lén vợ
            dẫn ngưòi yêu đi ăn chè ở quán Nhà Bè, tin động trời vì cả
            hai đều là nghệ-sĩ thời-danh lại là chuyện loạn luân ngoại-
            tình, thành ra có tiếng lóng này là vậy.

            Quần rách thủng lỗ thì túm lại một núm, con gái vào buồng,
            hỏi mẹ rằng:
                                  “Từ bi ba lá từ bi,
                       Cái quần “chin núm” nó đi đằng nào?”
            Mẹ trả lời:
                             Cái quần mẹ phơi trên sào,
                          Con ra mà lấy, đem vào mà thay!
                            Quần này “chin núm” ai hay?
                           Cần chi phải vá với may cầu kỳ!

            Ngoài Bắc, bạn bè thân thiết đối xử tốt với nhau là những
            bạn “nối khố”, “con chí cắn đôi”, sẵn-sàng bênh vực che chở
            cho nhau, kết thành phe cánh, xưa quen gọi là “cánh hẩu”.

                                          177
   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183