Page 187 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 187
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Bắc đã giản-lược đặt ra từ "phe-phẩy"? Hay đồng thời cũng
hình-dung ra cái dáng phe-phẩy của người buôn nước bọt,
chạy xuôi, chạy ngược, chắp đầu này chạy vá đầu kia?
Những tiếng "móc-ngoặc" "phe-phẩy" thật là thuần-túy Việt-
Nam mà rất tượng-hình gợi ý.
* Cũng từ đó, người miền Bắc đã có những tục-ngữ
mô-tả thực-trạng bi-thảm của chế-độ. Chẳng hạn "nhất
ngoặc, nhì thân, tam thần, tứ chế". Công-bằng, công-lý dựa
trên tiêu-chuẩn ưu-tiên ưu-đãi: trước nhất là lo-lót ăn chia
móc-ngoặc với người nhà nước, thứ đến là tình-cảm thân-
thuộc họ-hàng, sau nữa là người được mệnh-danh là công-
thần có thành-tích công-trạng - mà sự lạm-dụng đã đưa đến
cụm-từ công-thần chủ-nghĩa - cuối cùng mới là những người
được xếp vào loại biên-chế tức là công-nhân, viên-chức được
biên-nhận vào ngạch chính-thức của quy-chế chế-độ. Câu
tục-ngữ này ắt hẳn từ những người ở bậc ưu-đãi chót đặt ra
để diễu cái phi-lý, bất-công của chính-sách đãi-ngộ. Sau này
trong giới trí thức lại có thêm một thành-ngữ mới về thứ-tự
ưu-tiên đãi-ngộ, đó là: “hậu-duệ, liên-hệ, tiền-tệ, trí-tuệ”,
bởi vì do sự tranh giành quyền-lực, chức-vị như tục-ngữ
quen nói: “cái ghế thì ít, cái đít thì nhiều”, nên giới “trí-tuệ”
dễ gì được trọng-dụng, vì được xếp hạng chót. Để giễu cái
chủ-trương “lao-động là vinh quang”, họ nhại thành những
khẩu hiệu hô hào lao động: “làm ngày không đủ, tranh thủ
làm đêm, làm quên ngày nghỉ”.
* Càng ngày càng thấy xuất-hiện những thành ngữ
mới. Những thành ngữ này thật kỳ quặc vô nghĩa. Những
thành-ngữ ngớ ngẩn này nhiều đến nỗi đã được hoạ-sĩ
Thành Phong sưu tập thành sách “thành-ngữ sành điệu
.
bằng tranh” mang tựa đề “Sát Thủ Đầu Mủ” Những thành
ngữ này phổ biến khắp nơi, cả trong giới trí thức và văn
186