Page 184 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 184

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                               http://chuchinam.pagesperso-
             orange.fr/C/bai%20viet%20CACH%20MANG/Phai%20chang%20cong%20bang
             %20la%20cao%20bang%20tu%20tren%20xuong%20duoi%20%28ds%29.htm

            Đem  tiếng  lóng  vào  công-văn  lưu-hành  lại  dùng  sai  không
            đúng chỗ, thì không còn gì để nói. Đấy là trách-nhiệm của
            nhà làm văn hóa, chính-tri.


            2- Sáng-tác các từ-ngữ, thành-ngữ mới.

                    * Từ  "những  nhà  văn  cột  trụ"  đến  "những  cây  viết
            gạo cội" rồi dần-dà tới "một cây thông-minh" "một cây giỏi
            Toán" hay "giỏi Toán một cây", sau này khi một tiểu-thuyết-
            gia  viết  truyện  hài-hước  thêm  vào  "một  cây  xanh  rờn"  thì
            những kiểu nói này đã trở thành những tiếng lóng phổ-cập
            trong quần-chúng.


                    * Tả cảnh phải chạy ngược chạy xuôi, tất-tả “vắt giò
            lên cổ” lo-lắng sao cho công việc hoàn-thành trôi chảy, cho
            mọi sự yên bề êm đẹp, người miền Bắc nói: “chạy xất bất
            xang bang”. Không biết từ đâu mà có. Đây là do phản-ứng
            tự-nhiên trước một biến-cố sự-kiện, phải chăng có lẽ từ sự
            liên-tưởng  tới  từ-ngữ  tất  bật,  lăng  xăng,  như  khi  nói  chạy
            lăng-xăng, lo làm lo ăn tất-bật thở không ra hơi?

                    *   Những  năm  từ  thập  niên  1960,  hai  tiếng  “sức
            mấy” bỗng dưng thịnh-hành:
                     -  Sức mấy mà cô ta chịu!
                     -  Sức mấy mà thắng cuộc!

            "Sức mấy" để tả cái khó khăn bất-lực không dễ gì đạt được.
            Hồi  ấy  còn  nhớ  một  nữ  dân-biểu  đệ-nhất  Cộng-Hòa  khi


                                          183
   179   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189