Page 53 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 53

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            Cool wind, brilliant moon;  ta nói ngược lại họ mà rất thuận-
            lý. Gió làm sao? Gió mát. Mát trả lời cho câu hỏi đứng sau,
            chỉ-định cho tiếng gió đứng trước. Nếu vấn-từ "làm sao" đặt
            ở  trước  thì  vấn-đề  lại  là  nguyên-nhân  vì  đâu  có  gió?  Chứ
            không phải hỏi đặc-tính của gió, ảnh-hưởng của gió gây ra
            như thế nào?

            Người Trung-Hoa nói "minh-nguyệt"    khác với "nguyệt minh".
            Minh  vừa  là  hình-dung  chỉ-định-từ  (minh-nguyệt)  vừa  là
            động-từ (nguyệt minh).


            Ðể tránh sự trùng-điệp này, ta phân-biệt trăng sáng (minh-
            nguyệt) với trăng chiếu sáng hay tỏa sáng  hoặc trăng soi-
            sáng (nguyệt minh). Ðôi khi ta nói "trời sáng trăng"; trường-
            hợp này, hình-dung-từ "sáng" chỉ-định cho danh-từ trời: trời
            sáng  vì  có  trăng.  Khi  nói  theo  Hán-văn  ta  viết  là  "cổ-văn,
            kim-văn" và "thôn-dân" nhưng nói theo tiếng Việt thuần nôm
            là: "lối văn cũ, văn xưa" "văn mới" và "dân quê" hay "dân
            làng".


            Nói sao viết vậy, tiếng Việt đã hợp-lý, lại thêm cú-pháp tự-
            nhiên, nét đặc-thù này càng tỏ rõ hơn nữa tính-cách hợp-lý
            của ngôn-ngữ Việt.


                                         *  *  *

            Ðể  kết-luận  chương  này,  chúng  tôi  muốn  nêu  lên  một  nét
            đặc-thù của ngôn-ngữ Việt: lối thuận-nghịch-độc.


            Câu văn viết xuôi hay đọc ngược đều có nghĩa cả. Sau đây
            xin đan-cử hai bài thơ chúng tôi làm theo lối này: bài Vọng


                                          52
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58