Page 58 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 58
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Chương 2
TIẾNG VIỆT GIÀU TỨ
Với tính khoa-học và hiện-đại nói trên, chúng ta quả-quyết
rằng học tiếng Việt để biết đọc, biết viết, chẳng khó không
lâu. Với chữ quốc-ngữ này, các giáo-sĩ Âu-Châu đầu tiên đã
giúp những người đồng-sự và kế-tiếp họ sớm thích-nghi với
tiếng Việt, mau lẹ đi vào sự truyền-thông và giao-cảm với
người Việt, giúp họ mau chóng bành-trướng việc truyền-bá
giáo-lý, cũng như mau lẹ đào-tạo được các chủng-sinh làm
quen dễ-dàng với cổ-ngữ La-tinh, những người xưa nay
thường chỉ biết Hán-tự, chữ Nôm và hoàn-toàn xa lạ với một
văn-tự mới ra đời. Và với chữ quốc-ngữ này, chỉ trong vài
thập-niên đầu của thế-kỷ, văn-học Việt-Nam đã phát-triển
mạnh-mẽ với những tác-phẩm phong-phú đủ loại cùng với
các nhà văn học-giả đầu tiên như Paulus Huỳnh-Tịnh-Của,
Petrus Trương Vĩnh-Ký, Nguyễn Văn-Vĩnh v.v... (về sự hình
thành của chữ Quốc-Ngữ, xin xem phần cước-chú số 2 &
2bis trong bài: VINH DANH TRƯƠNG-VĨNH-KÝ (1837-1898), MỘT
NHÀ VĂN-HOÁ LỚN, MỘT NHÀ BÁC-NGỮ-HỌC LỖI-LẠC)
=>http://petruskylhp.org/petrus_ky_update_viet_newest.pdf
=>http://doquangvinhvenguon.com/bagravei-vi7871t--literature-
articles.html [bài Trương Vĩnh Ký (1837-1898)]
Ấy là còn bị khống-chế bởi sự khuyến-khích hầu như bắt
buộc việc học chữ Pháp; vậy mà trong vòng chưa đầy một
thế-kỷ, chữ quốc-ngữ đã đưa nền văn-học Việt-Nam lên đài
vinh-quang chói-lọi với các nhóm Ðông-Dương Tạp-Chí,
Nam-Phong Tạp-Chí, Phụ-Nữ Tân-Văn, Tri-Tân Tạp-Chí, Tự-
Lực Văn-Ðoàn v.v... Sự tiến-bộ mau lẹ rất đáng khích-lệ ấy
chứng-tỏ tính-cách phong-phú của tiếng Việt.
57