Page 60 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 60

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            hình-dung,  tưởng-tượng,  cảm-ứng  trọn-vẹn  hình-ảnh,  âm-
            thanh và cảm-tình được mô-tả.

                    •   “Giọng hát cao vút. Tiếng sáo vi-vu. Núi cao vòi-
                       vọi.  Tháp  vươn  chót-vót.  Nỗi  buồn  rười-rượi.
                       Niềm yêu da-diết v.v...”

            Thiết nghĩ khi dịch ra tiếng nước ngoài, khó có một từ nào,
            nếu không nói là bất-lực, để lột cho hết ý, hết tình những
            tiếng tượng-thanh "vun-vút, vi-vu" hay những tiếng tượng-
            hình  "vòi-vọi,  chót-vót"  và  những  cảm-từ  "da-diết,  rười-
            rượi".

                              “Khi cao vút tận mây mờ,
                          Khi gần vắt-vẻo bên bờ cây xanh.
                              Êm như lọt tiếng tơ tình,
                      Đẹp như ngọc-nữ uốn mình trong không.”
                                                (Thế-Lữ)

            Xét về từ "vút" chẳng hạn. Âm-thanh phát ra với âm-hưởng
            kéo dài khi đôi môi chúm lại tạo-thành một âm sắc nhọn đi
            lên tới tột cùng, bắt kẻ nói người nghe tưởng-tượng ngay ra
            hướng phóng lên vô-tận, cái vô-tận mênh-mông không sao
            thấy  nổi.  Ðến  như  trạng-từ  "vắt-vẻo",  nếu  thay  bằng  cao-
            ngạo, kiêu-kỳ, ta vẫn không hình-dung được nét đặc-thù của
            thế ngồi với cử-chỉ và thái-độ đặc-biệt, mặc dầu đúng đó là
            vẻ kiêu-kỳ, cao-ngạo. Cho nên ngay như giải-thích ra bằng
            chính ngôn-ngữ Việt, sự giải-thích trở thành một đoạn miêu-
            tả dài dòng mà vẫn chưa cụ-thể hết ý. Cái thế ngồi ấy cao
            chênh-vênh; cái cử-chỉ ấy ngất-ngư, đong-đưa, lúc-lắc; thái-
            độ  ấy  khinh-khỉnh  ngạo-nghễ.  Ta  có  thể  hình-dung  ra  bộ
            mặt vênh-váo, ánh mắt lườm liếc, cái miệng nguýt đưa sẵn-

                                          59
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65