Page 59 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 59
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Phong-phú vì giàu tứ, giàu từ, lại không ngừng sáng-
tạo phát-triển. Cho đến nay thì quả đã rõ-rệt tiếng Việt có
thừa khả-năng chu-toàn chức-năng chuyển-ngữ, tiếng Việt
đã đi vào tất cả mọi ngành của học-thuật và hơn hết, tiếng
Việt vẫn luôn luôn hàm-súc mọi khía cạnh của cuộc sống con
người, của lịch-sử Việt-Nam mến yêu.
Tiếng Việt rất súc-tích. Ý tứ phong-phú nhờ lối diễn-tả qua
những biểu-từ tả-chân cụ-thể, hoặc những tiếng đồng-âm
khác nghĩa mà chỉ cần đổi giọng, cách nói, nghĩa cũng biến-
thiên ra nhiều ý khác nhau, lại thêm kho từ-ngữ Hán-Việt mà
bản-chất chữ Hán vốn đã thâm-thúy hàm-súc và những từ-
hoa rất thông-dụng khiến cho ngôn-ngữ trở nên như một
thứ ngôn-ngữ ám-chỉ, ý tứ bóng-bảy, khêu gợi bàng-bạc,
sâu-xa.
I- NHỮNG BIỂU-TỪ KHẢ-XÚC
Tiếng Việt là một kho-tàng những biểu-từ (mots expressifs)
gây cho kẻ đọc người nghe một ấn-tượng rõ-ràng sâu-sắc.
Sẵn dồi-dào tưởng-tượng, vốn giàu tình đa-cảm, với tâm-
hồn mộc-mạc đơn-giản, với óc sáng-tạo tự-nhiên, người dân
Việt thấy sao nói vậy, nhận-xét thế nào thì diễn-tả thế ấy.
Với trực-giác bén nhạy, cảm-quan nhận-thức thẳng sự-kiện
họ đã sáng-tạo ngay những từ trung-thực thích-ứng, đó là
những tiếng tượng-thanh, tượng-hình và cảm-từ, nói chung
đó là những biểu-từ.
1- Ðó là những tiếng tượng-thanh, tượng-hình, gợi
cảm.
Chỉ một vài từ, không cần phải giải nghĩa dài dòng -
mà thực cũng khó giảng cho tận-tình hết ý - người nghe
58