Page 63 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 63
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Áo quần loè-loẹt.
Miệng cười toe-toét.
Nói-năng ba-hoa.
• Hoặc trái lại những vần "iu, iêu" khi đọc phải
giữ cho miệng chúm lại và phát-âm ra nhẹ-nhàng
nhỏ đi như còn giữ trong cổ họng, gợi nên ý-tưởng
khép lại, đã được dùng để hình-thành những cảm-
từ, những tiếng tượng-thanh diễn-tả cảm-giác nhẹ-
nhõm dịu-dàng, êm-ái, như trong câu:
Thôn xóm đìu-hiu. Mái tranh tiêu-điều. Ngồi bên
người yêu. Gió chiều hiu-hiu nhẹ hôn trên mái tóc,
nàng cảm thấy lòng mình ấm lại như được trìu mến
nâng niu.
• Một câu khác:
Làm việc mệt nhoài, chân tay bải-hoải, nên người uể-
oải, vừa ra khỏi cửa, chàng ngã sóng-soài trên lối đi.
Âm "oai", khi đọc, miệng cũng chúm tròn lại rồi mở
rộng ra hai bên cho âm-thanh phát hết ra ngoài nhưng vẫn
kéo dài, rõ ra cái giọng mệt-mỏi, tàn-lụi, yếu dần. Cho nên
những từ như "mệt nhoài, uể-oải, bải-hoải, sóng-soài" là
những tiếng cực-tả được cảm-giác mệt-mỏi rã-rời và hình-
ảnh nằm dài thẳng cẳng như đo đất.
Trong câu thơ tả trăng sau đây:
“Trăng nằm sóng-soài trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả-lơi.”
62