Page 65 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 65

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            nhàng.  Âm  "uông"  bắt  uốn  miệng  chúm  môi  rồi  mở  rộng,
            phát-âm  khắc-khổ,  khó-khăn,  lại  gieo  trầm-bình-thanh  như
            đang từ trên cao chợt đổ xuống nghe ra thấy mạnh mẽ vô-
            cùng.  Cho  nên  "cơn  gió"  nghe  ra  vẫn  êm-dịu  nhẹ-nhàng:
            một cơn gió chiều thoảng qua. "Những luồng gió" thì ào-ạt
            ùa  tới,  như  có  bao  nhiêu  sức  gió  ở  đâu  đuổi  nhau  xô-lấn
            chạy vào. Tuy "cơn gió" mạnh hơn "làn gió", song dẫu sao
            so  với  "luồng  gió"  thì  "cơn  gió"  vẫn  còn  thênh-thang  tản-
            mát, đi lang-thang và đến như khách nhàn-du, "luồng gió"
            thì sắp hàng nối đuôi nhau theo một đường dẫn tới như bọn
            người ào-ạt tràn đến tấn-công.

            Cấu-trúc của các biểu-từ trên, tượng-thanh, gợi hình được vì
            sử-dụng  đắc-cách  các  phụ-âm  và  mẫu-âm  thích-hợp,  bắt
            vận-dụng thích-nghi lưỡi và môi miệng cũng như gieo "nốt"
            nhạc cho từ.


            3- Những  tiếng  ấy  do  cảm-xúc  tự-nhiên mà cấu-tạo
            nên


                       •  Những biểu-từ ấy không hẳn là do người có
                    học đặt ra, mà ngay cả những người bình-dân ít học,
                    nói  chung  bất  cứ  ai,  những  con  người  có  cảm-xúc
                    biết rung-động trước cảnh-vật, tình-huống đều có thể
                    đem con tim ra nói chuyện, họ xúc-cảnh sinh tình mà
                    tự thốt ra những sáng-tác mới, những từ-ngữ tả chân
                    rất  tự-nhiên,  rất  chuẩn-xác,  rất  súc-tích,  gợi  hình,
                    tượng-thanh, gợi-cảm.


                                 “Nhớ ai bổi-hổi bồi-hồi,
                       Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.”
                                        (Ca-Dao)

                                          64
   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70