Page 66 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 66
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Với những tiếng "bổi-hổi, bồi-hồi", ta mường-tượng được nỗi
sốt ruột mong ngóng đứng ngồi không yên, lòng cồn-cào
thổn-thức (bổi-hổi) một tâm-trạng chất-chồng những nhớ-
nhung ngóng-đợi, dùng-dằng theo đi (bồi) trở lại (hồi) như
vương-vấn không nguôi. (*)
--------------------------------------------------------------------------
(*) Cước-chú: Bồi là đắp thêm vào. Trong bài Vịnh Bức Dư-Đồ
Rách, Tản Đà nhìn cảnh đất nước do bao công lao tổ tiên gây
dựng, nay con cháu coi thường không biết trân trọng chẳng lo gìn
giữ để cho tan hoang đổ nát, khác nào như nhìn tấm bản đồ Việt
Nam còn lại nay đã rách nát tả tơi, tác giả than thở, tự an ủi:
“ Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười!
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi?
Ấy trước ông cha mua để lại
Mà sau con cháu lấy làm chơi
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi.
(Khối tình con thứ ba, Tản Đà thư cục tùng thư, 1932)
Hồi là trở lại. Ném đi (bồi), thảy lại (hồi), cứ thế dằng dai
không dứt, Hán Việt Từ-Điển giải thích, bồi-hồi (徘徊):
* ấy là bồn chồn, bứt rứt không yên.
“Tọa ngọa bồi hồi, tự triêu chí ư nhật trắc, doanh doanh vọng
đoán, tịnh vong cơ khát = Ngồi nằm bứt rứt không yên, từ sáng
tới lúc mặt trời xế bóng, ngấp nghé nhìn ngóng, quên cả đói khát”
* ấy là cõi lòng tan tác, rụng-rời, buồn bã, ngẩn ngơ:
“Bồi hồi phủ ngưỡng bi phù sinh = Buồn bã ngẩn ngơ, ngẩng lên
cúi xuống, thương kiếp phù sinh.”
Còn nóng hổi là còn nóng lắm. Có lẽ để chị sự nóng nảy,
bồn-chồn, ngưòi ta thêm tiếng láy “bổi-hổi” vào từ Hán-Việt “bồi-
hồi” cho thêm mạnh nghĩa?
---------------------------------------------------------------------------------
65