Page 71 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 71
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
sao, nghĩ làm sao, cảm thấy thế nào, tự-nhiên môi miệng và
cung giọng mô-phỏng ngay để diển-tả trạng-thái của sự-vật,
tình-huống mà phát ra âm, tạo ra từ, nói lên tiếng.
Ngôn-ngữ là thể-hiện tư-tưởng và tình-tự dân-tộc. Dân-tộc
Việt lại vốn đa-cảm giàu tình, dễ xúc-động, và dồi-dào
tưởng-tượng, nhưng rất thực-tế, có óc sáng-tạo họ đã đem
trực-giác bén nhạy phối-hợp với âm giọng của tiếng nói, họ
dùng ngôn-ngữ để ghi ngay những nhận-xét và cảm-xúc của
mình một cách tự-nhiên trung-thực. Những từ-ngữ ghi nhận
các ấn-tượng ấy nhan-nhản đầy-dẫy trong văn-chương làm
cho tiếng Việt mỗi ngày mỗi thêm phong-phú.
II- NHỮNG TIẾNG ĐA NGHĨA
Sự phong-phú ấy còn được thấy qua những tiếng đồng-âm,
những kiểu nói một lời hai nghĩa, những tiếng mà qua cách
diễn-tả gợi ra nhiều ngụ-ý khác nhau hoặc là do ở giọng nói
điệu văn, hoặc là do cách sắp-xếp vị-trí của từ trong câu và
do sự phối-hợp tổng-thể các từ trong câu, nghĩa là tùy theo
mạch văn mà ý-nghĩa biến-đổi.
1- Những tiếng đồng âm
Ta hãy đan-cử một vài ví-dụ:
1.1- Cũng một tiếng "qua", người bình-dân miền Nam
đã cho thấy sự mộc-mạc chất-phác của họ. Ði về miền An-
giang nghe mẩu đối-thoại vui sau đây của người dân quê
mới thấy thật là ngộ-nghĩnh dễ thương, ngôn-ngữ của họ
giản-dị như chính tâm-hồn họ vốn chất-phác. Gặp ông bạn
đến chơi đột-ngột, chủ-nhân mừng rối-rít:
70