Page 74 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 74

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                                  (Nguyễn Khuyến, Lên núi An-Lão)


                       •  Một ví dụ khác nữa, "rắn" là cứng, mà còn là
                    cứng-cỏi  bướng-bỉnh.  Ðến  đây  xin  mở  thêm  dấu
                    ngoặc:  vật  thì  cứng-rắn,  thân-thể  thì  cứng-cát  mà
                    tính-nết  thì  cứng-cỏi.  Cho  nên  có  thành  ngữ  "rắn-
                    đầu"  đồng  nghĩa  với  "cứng-đầu,  cứng-cổ".  Bởi  thế,
                    bài thơ ứng-khẩu sau đây, lấy đề-tài về "loài rắn" đã
                    làm cho cậu bé Lê-Quý-Ðôn nổi tiếng ngay khi ông
                    còn để chỏm. Bài thơ sử-dụng những tiếng đồng-âm
                    trong cách bỡn chữ liệt-kê các tên của loài rắn (liu-
                    điu, rắn, hổ-lửa, mai gầm, ráo, lằn, hổ-mang):

                       “Chẳng phải liu-điu, vẫn giống nhà,
                       Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
                       Thẹn đèn hổ lửa, đau lòng mẹ,
                       Nay thét mai gầm rát cổ cha.
                       Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
                       Lằn lưng cam chịu vết roi tra.
                       Từ nay Châu Lỗ chăm nghề học,
                       Kẻo hổ mang điều tiếng thế-gia.”


                    1.3-  Sau  cùng,  xin  đan-cử  một  ví-dụ  nữa  về  tiếng
            đồng-âm khác nghĩa, từ "cái" chẳng hạn:


                          a-  "Cái"  là  một  mạo-từ  chỉ-định  để  chỉ-thị  một
            cách rõ-ràng hơn. Ví dụ: cái bàn, cái ghế.


            Nói  là  "con  dao",  chỉ  là  con  dao  thông-thường  nói  chung.
            Nhưng nếu nói "cái con dao này cùn quá, thiệt là tức anh-


                                          73
   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79