Page 76 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 76

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            cấn hoặc heo nọc, lợn hạch, các thú vật khác đều dùng "cái"
            làm hình-dung chỉ-định-từ như: chó cái, mèo cái, sư tử cái.
            Trái lại, động-vật có lông vũ thì gọi là mái thay cho cái như
            gà mái, vịt mái, chim mái.


                    c- "Cái" còn có nghĩa là lớn. Ðây là tiếng Nôm, một
            tiếng  Việt thuần-túy  cùng  nghĩa  với  Ðại trong  Hán-văn.  Ta
            nói:

                -  “Bé cái lầm” để diễn ý “lầm to”.
                -  Trống cái để phân-biệt với trống con hay trống bỏi.
                -  Con đường cái phân-biệt với đường mòn, đường hẻm
                    hay lối vào ngõ xóm.
                -  Sông cái để chỉ sông lớn phân-biệt với sông máng đổ
                    vào sông lớn.
            hoặc:
                              "“Anh về xẻ ván cho dầy,
                        Bắc cầu sông cái cho thầy mẹ sang.”
                                      (Ca-Dao)

                   d- Từ ý-nghĩa "to lớn", "cái" dùng để chỉ người mẹ,
            hay gốc nguồn.
                         -  Bố Cái Đại Vương
                         -  Con dại cái mang.
            hoặc như ca-dao:
                         -  “Nàng về nuôi cái cùng con,
                            Để anh đi trẩy nước non Cao-Bằng”

            Cho  nên  trong  các  trò  chơi  cờ  bạc,  như thò-lò (quay  đất),
            xóc đĩa thì có nhà cái đứng làm chủ búng đồng tiền cho ra
            sấp ngửa hay xóc con thò-lò (xí-ngầu) cho ra những mặt số
            để các nhà con đặt tiền cửa, được thì nhà cái thu tiền của

                                          75
   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81