Page 79 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 79

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                       Khuyên chàng không cạn, thì ta có đòn!
                                 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

            Nhưng nếu nói "cái con Tũn đâu rồi" thì câu hỏi lại đổi ra
            giọng thương yêu cưng-nựng.

            *  Cho nên ca dao mới hỏi:


                              Cái cò cái vạc, cái nông!
                         Sao mày dẫm lúa nhà ông? Hỡi cò!
                                      (ca-dao)


            Ông không bâng-quơ gọi hỏi "con cò", nhưng ông chỉ-định
            đích-danh  "cái  con  cò"  đang  đứng  ở  kia,  và  ông  gọi  bằng
            một  giọng  khoan-hồng  đại-lượng,  không  đe-nẹt  hăm-dọa,
            không  lớn  tiếng  đuổi-xua,  nhưng  ông  nhẹ-nhàng  chất-vấn;
            tiếng "hỡi cò" kèm sau càng tỏ rõ ông không muốn hỏi tội
            nhưng  chỉ  nhẹ  trách  mà  thôi.  Thiếu  điều  ông  thêm  tiếng
            "nỡ" thành câu "Sao mày nỡ dẵm lúa nhà ông? Hỡi cò!" như
            thế thì nhẹ trách kia biến thành van-lơn năn-nỉ: "mày chẳng
            thương ông, tội nghiệp ông lắm, cò ơi!"

                      *  Người miền Bắc gọi tên cô gái mà thêm tiếng "cái"
            vào thì thấy nó thân-thương gần-gũi. Vắng mặt thì hỏi: "Cái
            Lan đâu hả chị?" mà trước mặt nó cũng vẫn mừng-rỡ vồn-vã
            "Cái Lan đấy hả?". Nếu đổi là "Con Lan đâu?" "Con Lan đấy
            hả?" thì rõ là giọng xa-cách, giọng của người trên lấy quyền-
            uy mà đối-xử chứ không phải lấy tình thân mà tỏ bầy.


                    *  Tản-Ðà tả cảnh giã từ Thiên-Thai:

                            Đá mòn rêu nhạt,

                                          78
   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84