Page 77 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 77
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
các nhà con đã đặt, thua thì nhà cái phải trả cho họ số tiền
tương-ứng. Lối chơi họ (bát họ) ở ngoài Bắc hay chơi hụi ở
trong Nam cũng thế, cũng có nhà cái và nhà con, nhà cái
đóng vai một thứ chủ "ngân-hàng" nhận tiền góp của các
nhà con cung-cấp tín-dụng cho nhà nào mua với giá cao, tức
là chịu lãi-suất vay để các nhà con được hưởng theo lãi-suất
ấy như là tiền lãi ký-thác.
Cho nên mẫu-tự trước đây ta quen gọi là chữ cái. Chữ cái là
những chữ gốc từ đó ta ghép thành âm và cấu-tạo nên từ.
e- Vì vậy, "cái" còn đệm cho từ "con" hợp thành tiếng
ghép như "con cái", khi ta nói "cha mẹ nuôi con cái nên
người" hay cha mẹ than-thở:
- Con với cái! (con với chẳng mẹ!)
- Con cái gì nó, cái thằng bất hiếu ấy
f- "Cái" còn để chỉ những vật-thể trong một hỗn-hợp
với chất lỏng như: canh, chè, cháo.
- Nó xấu ăn lắm, có bát canh ngon, nó vớt (nó khua)
hết cái, còn lại nước không!
- "Rượu cái" hay rượu nếp, người miền Nam gọi là
cơm rượu còn để nguyên cả hạt gạo nếp, để phân-biệt với
rượu nước do chưng cất hay chắt từ cơm rượu.
Cho nên để chỉ sự bỡ-ngỡ của người mới tới chưa quen biết
thích-nghi với hoàn-cảnh mới, ta có thành-ngữ "lạ nước lạ
cái" phân-biệt với "bén tiếng quen hơi".
76