Page 82 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 82

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                    *  Cũng như khi nói "Cái nết đánh chết cái đẹp" (*)
            thì không phải là nói riêng về một tính-nết hay một vẻ đẹp
            nữa, mà cao hơn một bậc, và quan-trọng hơn hết, chính là
            vấn-đề trau-giồi nết-hạnh, vấn-đề sao cho có nết-na, giữ-gìn
            được nết-na.

                    - Bởi vậy khi nhắn các bạn thợ đừng đi cấy thuê làm
            mướn cho dân keo-kiệt vùng Kẻ-La, ca-dao miền Bắc có câu:

                                Ai ơi, chớ cấy Kẻ La,
                           Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm!
                                      (ca-dao) (*)

            Người bình-dân ở đây không nói cọng dưa quả cà hay vại cà
            liễn dưa như thông-thường vẫn quen nói, vì "cái cà, cái dưa"
            ở vùng Kẻ La này, không chỉ-định riêng miếng dưa quả cà,
            không nói về bản-thân sự-vật, mà là ám-chỉ phẩm-chất của
            sự-vật:  cà  dòn  hay  cà  ủng,  dưa  ngấu  hay  dưa  khú,  ấy  là
            muốn tổng-quát-hóa thành một vấn-đề quan-trọng hơn: tài
            nội-trợ có đảm-đang khéo-léo hay đuểnh-đoảng vụng-về.

            - Trong một bài thơ trào-phúng nền Nho học suy-mạt, Tú-
            Xương than-thở:
                            Cái học nhà Nho đã hỏng rồi,
                          Mười người theo học, chín người thôi!

            "Cái học" ở đây không phải chỉ nói riêng về sự học, mà nói
            chung tới phẩm-chất, đường lối, tiền-đồ của Nho học và nói
            bằng  giọng  cay-đắng  mỉa-mai,  rẻ-rúng  không  còn  được
            trọng-vọng đeo-đuổi  nữa  như  xưa  kia  khi  còn  là  "nền  nho
            học" vốn đã vàng son "vang bóng một thời", nay lại bị rẻ-
            rúng thành một thứ tầm-thường là "cái học nhà nho" nghe

                                          81
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87