Page 86 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 86
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai?
Cả hai tiếng "ai" vừa để phiếm-chỉ chung bất cứ người nào -
chưa chắc người nào nhường người nào - mà cũng vừa chỉ-
định riêng từng người: tiếng "ai" thứ nhất trỏ Hoạn-Thư,
tiếng "ai" thứ hai trỏ Thúy-Kiều. Nếu chỉ chung thì lời nói
khách-quan giọng nói bình-thường. Nếu là ám-chỉ riêng thì
lời nói có vẻ thách-thức "nghênh" lại, giọng nói có vẻ ngạo-
nghễ coi thường. Trong cuộc tự-biện-hộ, chắc hẳn Hoạn-Thư
không dám khinh thường, song cái lối dùng từ đa-nghĩa
biến-điệu này hẳn không phải là không sâu-sắc.
* Vì thế có giọng ngọt-ngào, có giọng chanh-chua.
Tùy theo giọng mà ý-nghĩa biến-đổi.
# Ðáp lại lời chào hỏi "Thưa cụ, chào ông, chào
bà...", câu trả lời là "không dám!" hay "dạ, không dám!".
Cũng trả lời như vậy, song nếu là giọng chanh-chua, dài môi
mà nói, thì nghĩa lại ra vẻ hờn-lẩy, là câu nói mát. Nhất là
nếu thêm điệu-bộ nguây-nguẩy, bộ mặt cong-cớn, cái mắt
lườm nguýt thì ý hờn-lẩy lại càng rõ-rệt hơn lên.
Cũng giọng hờn-lẩy, người con gái giận-giỗi, ghen
tức, khi được hỏi về người yêu cũ, đã hờn trách xa-xôi, nhẹ
nhàng: "Người ta giàu, người ta sang; tôi chỉ là con bé xó
làng lọ-lem", hoặc: "Tôi đâu có được như người ta, để người
ta ngó-ngàng tới". Vẫn là một phiếm-chỉ đại-danh-từ, hai
tiếng "người ta" trong câu đầu và tiếng "người ta" thứ hai
trong câu dưới chỉ về người yêu cũ, tiếng "người ta" thứ
nhất trong câu sau lại ám-chỉ tình-địch.
85