Page 91 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 91
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
# Trong "Nửa Chừng Xuân", bà Án tìm đến nhà Mai
sau khi chủ khách cùng an tọa. Bà Án mở đầu:
"Tôi nghe nói cô biết chữ nghĩa, cũng học đạo
thánh hiền thì phải".
Xét về mặt văn-từ, ngữ-pháp, tưởng đây là một câu hỏi tọc
mạch ngưỡng-mộ, nhưng với cái giọng nói, lại thêm từ
"cũng" ở đầu và hai tiếng "thì phải" ở cuối câu, thì rõ là một
câu hỏi "móc", một lối nói châm-chọc. Không ở trong chuyện
thì không hiểu ngụ-ý khiêu-khích. Người trong cuộc hiểu rõ
hơn ai hết thâm-ý trong câu hỏi, cho nên cô Mai cảm-
nghiệm ngay rằng "bà Án bắt đầu khai-chiến, quả-quyết
ngửng đầu lên đáp lại" (Nửa Chừng Xuân - trang 142)
# Phản-ảnh thực-trạng uất-hận chua xót sau biến cố
30-4-1975 tại miền nam Việt-Nam, trong tập "Giòng Sông
Nước Mắt", truyện "Những Mùa Xuân Bơ-Vơ" của Hải-Bằng
có ghi lại như sau cuộc lời qua tiếng lại giữa chị Hai Ðế, đại
diện cho lớp người "cũ" được dán cho nhãn-hiệu "ngụy-dân",
"phản-động", và bà tổ-trưởng, đại-diện cho bọn cách-mạng
chạy cờ, quen gọi là bọn cách mạng 30:
- Nghe nói những người có công-lao lớn với cách-mạng
như chị, mai kia mới được quyền cư-ngụ tại thành-phố.
Riêng những thành-phần lông-nhông như chị em tôi,
trước sau gì cũng phải đi kinh-tế mới hoặc trở về quê-
quán để ... tăng-gia sản-xuất cho sướng thân!
Mấy tiếng "kinh-tế mới" và "tăng-gia sản-xuất" được chị Hai
cố tình cất cao giọng, kéo dài ra, khiến cho tổ-trưởng dân-
phố đang bực dọc, càng bực dọc hơn, Bà ta nói cộc-lốc:
90