Page 90 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 90

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh


            Rõ là khen mà cũng rõ là chê. Khen đây mà chê đấy! Ông Tú
            hiểu  rõ  hơn  ai  hết  cái  kiếp  thi-cử  long-đong  lận-đận  của
            mình. Ý bà không nói ra, ông Tú ngầm hiểu. Ngôn-ngữ Việt-
            Nam  tận-dụng  khả-năng  đặc-biệt  này  để  trào-phúng  riễu-
            cợt, lối riễu đau-điếng còn hơn lối trực-ngôn "thẳng thừng".

                    # Với cung-cách ấy, người bình-dân vẫn quen giọng
            nói mát, biếm nhẹ khi khen rằng: "Sao mà giỏi thế!" Nói về
            sắc đẹp của một người khác, hai người nói chuyện với nhau:


                    -  Gớm! cô nàng đẹp ghê! đẹp...đẹp đẹp là!

                    -  Ðẹp! đẹp như cái tép kho tương.

            Câu thứ nhất là khen nhưng giọng thì nói ngược lại. Khen
            mà ngầm ý chê. Không chê thẳng mà nói ngược ý đấy là lối
            nói phản-ngữ. Câu thứ hai bộc-trực nói thẳng ý chê-bai, giải-
            thích và hưởng-ứng ngụ-ý của câu trên.

                    #  Cũng như câu ca dao sau đây:

                            "Khen ai khéo đúc chuông chì
                       Dạng thì có dạng, đánh thì không kêu"

            Thoạt nghe câu đầu thấy "khen" và "khéo" thì tưởng rằng
            khen, nhưng nếu biết rằng "khéo" là nói tắt cho gọn tiếng
            dè-bĩu "Rõ khéo!" lại thêm câu dưới giải-thích cho rõ hơn thì
            đúng là khen mà hóa ra chê, chê một cách ngọt-ngào gọi là
            xỏ ngọt, còn đau hơn nói sỗ-sàng.




                                          89
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95