Page 87 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 87

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                    #  "Người  ta"  tuy  chỉ  nhân-vật  thứ  ba,  mà  đôi  khi
            cũng còn nói về mình - ngôi thứ nhất - là tiếng để tự-xưng,
            nó  khác  với  "tôi"  có  vẻ  khách-quan  hờ-hững,  không  giống
            với  "tớ"  có  vẻ  thân-mật  xuồng-xã,  hay  như  "mình"  có  vẻ
            thân-thiết trang-nghiêm; nhưng ra cái giọng nửa không xa
            cách,  nửa  không  khiêm-nhường.  Nhắc  tới  chuyện  tình-cảm
            thân-thiết giữa đôi bạn già miệt vườn: dì Năm và bác Chín
            Ðờn Cò trong "Gia-đình Bác Tám" đã đưa-đẩy như thế này:

                     - Bữa nào anh đọc cho... em chép lại bài thơ đó,
                    nghe anh Chín...

                    - Dữ hôn, lâu lắm rồi tui mới được nghe xưng tiếng
                    em  ngọt  lịm...  Sao  mà bữa  nay  lại thay đổi  chiến-
                    thuật vậy?

                      - Ừa, tại trời sanh "người ta" như vậy rồi sao?...


            Xưng  mình  là  "người  ta"  như  trên  đây  thì  rõ  ra  cái  giọng
            thân-thương bắt người nghe hình-dung ra cái dáng hất hàm
            vênh mặt tưởng như khiêu-khích nhưng kỳ-thực là âu-yếm
            tràn đầy.


                    #  Cũng tự xưng mình là người ta, song câu nói của
            đứa trẻ sau này lại rõ ra giọng hờn giỗi:

                    "Không biết đâu! trả người ta đây, không ấy người ta
                                mách ba cho mà coi!"

                    # Không phải chỉ người mà còn chỉ mình, và khi chỉ-
            danh như vậy, tùy theo giọng nói lời văn, hai tiếng "người
            ta" mỗi trường-hợp lại mang mỗi ý.

                                          86
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92