Page 83 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 83

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            sao chua-chát xót-xa. Mà quả có rẻ-rúng, quả có chua cay,
            nên tác-giả mới kết-luận rằng:

                           “Biết vậy thuở trước đi làm quách!
                         Chẳng ký, không thông, cũng cậu bồi.
                                      (Tú Xương)
             ……………………………………………………………………………………
              (*) xem thêm (Bàng-Bá-Lân: Cái Hay Của Tiếng Việt, Quê-
                                  Hương tr. 10-11)
            ………………………………………………………………………………………


            2- Ý-tứ hàm-ngụ qua cung-cách diễn-tả

            Ý-tứ  súc-tích  khi  một  từ  có  nhiều  công-dụng  đã  đành,  mà
            ngoài ra, rất thông-thường, ẩn-ý diễn-tả còn hàm-chứa qua
            giọng nói điệu văn. Cũng là một thứ trực-ngôn bình thường,
            nếu tách riêng từ-ngữ cho đứng một mình, tự bản-thân nó
            chỉ diễn-tả cái nghĩa đen sẵn có, nhưng nếu thay đổi cung
            giọng phát-ngôn hoặc phối-hợp với mạch văn của toàn-thể
            câu  nói,  hơi văn  cho  thấy  ngay  cái  ngụ-ý  bóng  gió xa-xôi.
            Mức độ bóng gió ấy tùy theo ở giọng nói, cử-điệu của người
            phát-ngôn và tùy thuộc ở trình-độ cảm-ứng của người nghe;
            nếu  càng  là  người  trong  cuộc,  hiểu  chuyện  của  nhau  thì
            càng  hiểu  rõ  hơn  ai  hết  cái  ý-nghĩa  sâu-xa  hàm-súc  trong
            ngôn-ngữ:
                              Nhớ ai ra ngẩn, vào ngơ,
                           Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?
                                      (ca-dao)


            Nhớ chàng da-diết. Biếng nhác việc nhà, ra ra vào vào ngơ-
            ngơ  ngẩn-ngẩn,  thẫn-thờ  như  kẻ  lạc  hồn  mất  vía;  ta  nhớ
            chàng đấy, nhưng nào chàng có thiết đến ta, chàng còn để

                                          82
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88