Page 84 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 84

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            tâm để trí mà nhớ tới người khác, tới ai kia! (hoặc bao nhiêu
            thương nhớ đã dành trọn hết cho chàng là người yêu duy-
            nhất, bây giờ còn chi nữa, còn ai nữa để mà nhớ với thương:
            bây giờ nhớ ai?).


            Hai tiếng "ai" thứ nhất và tiếng "ai" thứ tư làm túc-từ cho
            động-từ nhớ. Hai tiếng "ai" đầu ám-chỉ chàng, người yêu của
            nàng, nói lên bằng giọng trìu-mến thiết-tha. Tiếng "ai" thứ
            ba vẫn hình-dung ra chàng song làm chủ-từ và cất lên với
            giọng hờn trách, giận lẩy, bóng gió. Tiếng "ai" cuối-cùng làm
            túc-từ song để chỉ một người khác, người thứ ba, hoặc với
            giọng hờn ghen (chàng nhớ ai kia khác!), hoặc vừa với giọng
            than-thở (Còn ai nữa để mà thương với nhớ? Nhớ ai nữa mà
            nhớ!). Chỉ đổi vị-trí trong câu, nhất là đổi giọng điệu, từ-ngữ
            trở nên khác hẳn nghĩa.

                    * Chỉ một tiếng "ai" phiếm-chỉ mà khi thì dùng trong
            câu tán-thán, nghi-vấn, khi thì dùng trong câu khẳng-định,
            lúc  chỉ-định  riêng  một  người  -  hoặc  mình,  hoặc  người  đối-
            diện -, lúc trỏ chung bất cứ người nào. Trong truyện Kiều,
            Nguyễn-Du đã tận-dụng tiếng "ai" ở đủ mọi cách-thể.

                   #  Trong  hai  câu  sau  này,  Kiều  đáp  lời  chàng  Kim
            muốn  dò ý  nàng. Hai tiếng  "ai"  trong  câu  cuối  rõ  là  giọng
            tán-thán:
                           “Đừng điều nguyệt nọ, hoa kia!
                            Ngoài ra ai lại tiếc gì đến ai!”
                 Tiếng ai thứ nhất ám-chỉ Kiều, nói về mình. Tiếng "ai"
            thứ hai ám-chỉ Kim-Trọng, nói về người đối-diện, tất cả đều
            chỉ-định riêng một người.
                 Ðến như hai câu sau này thì tiếng "ai" tán-thán lại chỉ
            chung mọi người:

                                          83
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89