Page 81 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 81
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
"Ðóa lê ngon mắt cửu trùng"
Nó vừa kiểu-cách (đóa lê) vừa tả chân sống-sượng (ngon
mắt). Kiểu-cách vì nàng là người đẹp của mộng-ảo khiến
"Hằng-Nga giật mình, Tây-Thi mất vía", khiến "chìm đáy
nước cá lờ-đờ lặn; lửng da trời nhạn ngẩn-ngơ sa". Tả chân
sống-sượng vì đối với ông vua chỉ biết lấy sắc-dục làm thú
khiến cung-tần phải quỷ quyệt "rắc lá dâu" đón chờ "xe dê"
chở vua thưởng-ngoạn đi qua cửa phòng; đem cái ý sống-
sượng của câu này làm lý-giải cho câu nói ý-nhị kín đáo:
"Cái má trắng ngần, ai chẳng muốn hôn!"
có lẽ tương-xứng. Thế nhưng chẳng cần nói sống-sượng ra
như thế, ý cũng đã hàm-ngụ trong câu ca-dao rồi. Cho nên
"cái má trắng ngần" nó dễ yêu "ngon mắt" là thế. "Cái má"
ấy "ai chẳng muốn hôn", nó dễ thương dễ mến, chứ không
phải mời mọc sự thèm thuồng như ai kia thấy "ngon mắt" là
vậy. Nếu câu nói này của bà chị, bà cô đang nựng cháu thì
phải thấy rõ thêm cử-chỉ nựng-nịu đang véo má, mím môi.
Một tiếng "cái" không thôi đủ nói lên cái tình-ý này.
i- Và cũng vì tính-cách chỉ-định cụ-thể từng cái một,
tiếng "cái" tuy muốn nhấn mạnh vào chi-tiết, nhưng chính là
để tổng-quát-hóa một vấn đề.
* Khi nói "cái răng cái tóc là gốc con người" (*) thì
"cái" không phải chỉ-định bản-thân sự-vật là răng nữa,
nhưng là "vấn-đề của răng và của tóc", một vấn-đề bao
trùm hơn: đó là sự săn-sóc giữ-gìn trau-chuốt răng sao cho
sạch-sẽ xinh-xắn, tóc sao cho óng-ả, mềm-mại mượt-mà.
80