Page 89 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 89
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
-"Thằng đó, ai mà chả biết" thì quả là tỏ ý
khinh-miệt coi thường.
* Cái ngụ-ý khác nhau trong cùng một tiếng khiến
cho ngôn-ngữ hàm-súc, hàm-súc không phải tự trong chính
bản-thân của từ-ngữ mà thôi, nhưng bàng-bạc trong lời nói
và cách nói, tức là trong ngôn-từ. Chính giọng nói hàm-ngụ
một ý-nghĩa khác, tạo ra lối nói xiên nói xéo, khiến cho
ngôn-từ thêm bóng-bảy. Ta sẽ đề-cập trở lại về tính bóng-
bảy của tiếng Việt ở chương sau.
# Thúy Kiều khi đắc-thế, được Từ-Hải cho toàn-
quyền trả ân oán, đã coi "Hoạn Thư như chính-danh thủ-
phạm".
"Thoắt trông nàng đã chào thưa:
Tiểu-thư cũng có bây giờ đến đây?”
Tiểu-thư mà bây giờ cũng đến đây sao? Rõ là mỉa-mai
châm-chích. Giọng mỉa-mai mát-mẻ ấy là do cách sử-dụng
từ. Hai tiếng "cũng có" đi kèm hai tiếng "tiểu-thư" nêu lên
một nghịch-lý: đài các oai-quyền như nàng, đường-đường là
"con quan lại bộ, vốn dòng danh-gia họ Hoạn" lẽ ra đâu phải
hạ mình lép vế đến thế này! "Cũng có" dùng thật đắc-vị rõ
ra cái giọng đắc-chí như thách-thức đe-loi. Lối chào hỏi
chua-chát ấy để lộ tâm-địa nhỏ-nhen oán-cừu muốn hạ nhục
đối-thủ cho hả giận bõ ghét.
# Tú-Xương làm câu đối Tết, "dán ngay lên cột" nhờ
bà Tú góp ý, "hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay?", bà Tú thưa:
“Rằng hay, thì thật là hay,
Không hay, sao đã đỗ ngay Tú-Tài.”
88