Page 94 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 94
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
thì hiểu ngay nghĩa bóng ám-chỉ của những cử-chỉ trên: chữ
Nho ế-ẩm không ai muốn học nữa, ai nấy đều muốn tấp-
tểnh bỏ Nho học chạy theo tân-học rồi.
* Ở Saigon sau 30-4-1975, dân xóm tản-mát ra về
sau buổi họp tổ, học-tập chính-trị, một mẩu chuyện nghe
lóm được giữa mấy bà đang bàn-tán:
- Chà! thấy nói mấy anh bộ-đội như vậy sao mà tội
quá!
- Tôi ý à! tôi thì tôi chỉ thương "anh nuôi" thôi.
- Ôi giào! chả thương ai bằng thương "anh ruột"!
- Hứ! thì cũng rứa! Anh nuôi hay anh ruột cũng vậy
thôi.
Tất cả cùng phá lên cười. Tiếng cười tắt dần vào ngõ hẻm.
Họ đã cảm-thông với nhau, hiểu nhau qua ngôn-ngữ. Tiếng
"anh nuôi" "anh ruột" đã trở thành một tiếng lóng, một lời 2
ý bóng-bẩy: anh nuôi là người chuyên lo việc ẩm-thực trong
bộ-đội và các cơ-quan, anh ruột là chính cái ruột, cái bao-tử
của mình. Cả hai đều là thương cho cái bao-tử của mình,
thương miếng ăn sao cho được "no cơm ấm cật", thương
chính cái bản thân mình mà thôi.
3.2- Chính kiểu nói một lời hai ý này xây-dựng
nên lối văn "lời thanh ý tục" hay ngược lại "lời tục ý
thanh". Theo vết những câu đố tục giảng thanh trong văn-
chương truyền miệng, thơ Hồ-Xuân-Hương dần-dần đã trở
nên phổ-biến và được mọi giới tán-thưởng. Kiểu nói này thể-
93