Page 99 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 99

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            thư. HÀM-THỤ là dạy học bằng lối viết thư (một trong các
            nghĩa của thụ là dạy học). Cho nên ta quen gọi lối học hàm-
            thụ là lối học không phải đến trường, người học và thày dạy
            trao  đổi  bài  vở  tài-liệu  qua  thư-từ  chuyển  đến.  Cũng  vậy,
            CÔNG-HÀM  dùng  để  chỉ  một  văn-thư  ngoại-giao  trao-đổi
            những vấn-đề trọng-yếu ở cấp bậc chính-phủ giữa hai nước.

                    * Xét thêm về từ PHẢN: phản có nghĩa là trở về, trái
            lại, bề trái v.v... Do đó, ta quen nói: phản-chứng, phản-đối,
            phản-cung,  phản-ánh,  v.v...  Phản-chứng  là  chứng  cớ  làm
            tiêu-diệt một chứng cớ khác. Chứng-minh một định-lý bằng
            lối phản-chứng là đề-xướng ra một giả-thuyết B trái ngược
            hẳn với định-lý A, tạm cho rằng giả-thuyết nghịch lại ấy là
            đúng rồi từ đó lập-luận chứng-minh rằng vấn-đề nêu ra như
            vậy không thể nào có được, do đó kết-luận rằng giả-thuyết
            B là vô-lý không thể chấp-nhận, vậy phải công-nhận định-lý
            A. Chứng-minh như vậy là dựa trên tạm-đoạn-luận:

                -  Chỉ có B hoặc A, nếu không phải B thì ắt phải là A


                -  Giả thử là B, nhưng B lại không thể xẩy ra được

                -  Vậy tất nhiên phải là A


            Tất cả ý-nghĩa và giải-thích dài dòng này tóm gọn trong một
            tiếng ghép: phản-chứng. Cũng vậy, nếu bày tỏ một ý-kiến,
            một  thái-độ  chống  ngược  lại  với  ý-kiến,  thái-độ  của  người
            khác,  ta  gọi  là  phản-đối.  Phản-cung  là  hành-động  khai
            ngược  lại  với  những  lời  đã  cung-khai  trước  đây.  Ánh  sáng
            chiếu trở lại gọi là phản-ánh (không nên lẫn với phản-ảnh).
            Vì vậy, một tác-phẩm phản-ánh tâm-hồn tác-giả là một tác-
            phẩm bày tỏ, nói lên được tư-tưởng, tâm-trạng của tác-giả.

                                          98
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104