Page 104 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 104
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
3- Trở lại phép bỡn chữ, ngoài việc sử-dụng tính-chất
đồng-âm của những từ một lời hai nghĩa, nó còn lợi-dụng ý-
nghĩa bao-quát của từ để "mập mờ đánh lận" người nghe, vì
lẽ người nghe có thể chỉ hiểu từ-ngữ theo cách nhìn chủ-
quan, đơn-giản của mình; tuy rằng đúng đó, song nếu "chẻ
sợi tóc ra làm tư" thì lời còn gói-ghém thêm nhiều ý khác mà
người nghe vô-tình không nghĩ tới.
Ðấy là cách chơi chữ. Lời chỉ có thế, thông-thường hiểu là
thế, hời-hợt chẳng ngẫm cho kỹ thì ý là vậy, nhưng hậu-ý
của người nói thì sâu-xa bàng-bạc đánh lừa óc đơn-giản
người nghe
* Những ngày đầu sau biến-cố 30-4-1975 tại Saigon,
chiến-dịch vệ-sinh được rầm-rộ phát-động ưu-tiên ngay lập-
tức, trên các đường phố thấy nhan-nhản các khẩu-hiệu "nhà
sạch nhà, phố sạch phố" cùng với các toán thiếu-niên đi
nhặt rác quét đường. Phải ít lâu sau người dân chất-phác
mới nghiệm ra thâm-ý của nhà cầm quyền không phải là làm
sạch rác-rưởi cho nhà phố được vệ-sinh mà là "sạch sành-
sanh vét cho đầy túi tham". Những chiến-dịch tiếp theo như
"đánh văn-hóa đồi-trụy" tịch thu văn-hóa-phẩm cũ, "đánh
tư-sản mại-bản", "học-tập cải-tạo", "xây-dựng vùng kinh-tế
mới" rõ là những phương-tiện biện-minh cứu cánh "sạch
phố, sạch nhà". Cho nên khi được cổ-võ đi vùng kinh-tế mới
nhiều người hăm-hở "bốc đồn" ra đi. Khi vùng này dựng
xong, không được trở về, phải tiếp-tục ở lại hay đi vùng
khác, bấy giờ mới vỡ lẽ thế nào là đi "xây-dựng". Nói một
đằng ý một nẻo, nói đông mà ý tây.
* Ông Chín Ðờn Cò trong "Gia-Ðình Bác-Tám" bị ông
chủ-tịch xã "chơi chữ" xỏ-xiên là "Chín Gáo Ðờn" thay vì
103