Page 105 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 105

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            "Chín  Ðờn  Gáo".  Cũng  như  thay  vì  "máu  xấu"  là  máu  có
            nhiều chất dơ nhưng lại "chơi chữ" mà đổi ngược thành "xấu
            máu" thì nghĩa lại ám-chỉ người có tính-tình không tốt; cho
            nên lợi-dụng vẻ thân-tình mà gọi ông Chín Ðờn Cò là Chín
            Ðờn Gáo để rồi "chơi chữ" gọi ông là "Gáo Ðờn" thì kể cũng
            độc, trách sao ông Chín chả bực-tức. Ông giải-thích nỗi bực
            tức ấy như thế này: "Tôi tức quá nên nói: xin lỗi ông, tên tui
            là Chín Ðờn Cò, sao ông kêu tui là Chín Gáo Ðờn? Ông có
            biết  rằng  "gáo  đờn"  và  "đờn  gáo"  nó  khác  nghĩa  nhau
            không? Ông có từng nghe nếu thấy mặt cô cậu nào nhăn-
            nhó, khó thương, người ta nói "cái mặt y như gáo đờn". Tôi
            nghĩ  ông  làm  lớn,  ông đã  từng  nghe  và  hiểu  cái  nghĩa  đó
            chớ..." (trang 90).


                    * Cũng bởi vì hán-tự hàm súc ý-nghĩa, lại đồng âm
            với quốc văn nên có thể hình thành ra “phép chơi chữ”, theo

            hán-tự thì hiểu nghĩa một đằng, nhưng nếu diễn giải ra quốc
            âm thì lại hiểu ra nghĩa khác.

                    Hànội  có  phố  Sinh  Từ Nhà  nước  ngày  nay  đặt  tên
                                          .
            mới  là  phố  Nguyễn-Khuyến.  Có  tên  đường  phố  này  là  xưa
            kia do việc ông Nguyễn Hữu-Độ, khi làm quan kinh-lược Bắc

            Kỳ, lúc còn sinh thời đã lập một ngôi đền, thờ sống ông, gọi
            là Sinh Từ (Sinh =sống, từ=miếu, đền thờ), và trong đền có
            treo bức hoành đề ba chữ “Sinh Sự Chi”, nghĩa là “thờ khi

            còn sống”  (Sự là thờ phụng, phụng dưỡng, tôn thờ. Ví dụ: tử

            sự  phụ  mẫu               là  con  thờ  cha  mẹ).  Nhưng  nếu



                                          104
   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110