Page 100 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 100
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Tất cả những từ trên đây đã được Việt-Hoá, diễn ý một cách
ngắn gọn. Chỉ vài từ ghép lại thành tiếng đã tóm gọn mọi
chi-tiết không cần phải giải-thích, nhờ đó ta khỏi phải cắt
nghĩa rườm-rà.
IV- NHỮNG TỪ HOA
Văn-chương bác-học chữ viết cũng như văn-chương dân-
gian truyền miệng đều tận-dụng mỹ-từ-pháp. Chủ-đề và
phạm-vi của khảo-hướng này, về mặt ngữ-học, không cho
phép lan-man sang các từ-hoa thiên về lãnh-vực nghệ-thuật
nói và viết văn, cho nên chỉ đề-cập ở đây một vài từ-hoa
đặc-biệt và tượng-trưng có tác-dụng làm tăng thêm tính
hàm-súc của ngôn-ngữ, gói-ghém được những ý-nghĩa
phong-phú trong một vài ngôn-từ đơn-giản bình-thường.
1- Chẳng hạn như phép điển-cố và ẩn-dụ, nhất là điển-
cố vốn cầu-kỳ phức-tạp thiếu tính phổ-quát, khi đưa vào
văn-chương, rất nhiều trường-hợp tự nó đã nói lên hết mọi ý
mà ai ai cũng có thể hiểu được.
* Giới thiệu tài sắc của nàng Kiều, Nguyễn-Du viết:
“Một hai nghiêng nước, nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.”
Không cần biết rằng nghiêng nước nghiêng thành là thoát ý
từ câu thơ của Lý-Duyên-Niên "Nhất cố khuynh nhân thành
tái cố khuynh nhân quốc", ai cũng hiểu được cái mãnh-lực
ghê-gớm của một nhan-sắc tuyệt-vời khiến tướng sĩ và vua
chúa say mê đến nỗi để cho thành tan nước mất.
99