Page 101 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 101

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                    *  Hoặc khi Từ-Hải tìm gặp Kiều ở Hành-Viện Châu-
            Thai, chàng đã hỏi:
                            “Bấy lâu nghe tiếng má đào,
                       Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?”


            Ngày xưa đời Tấn bên Trung-Quốc, Nguyễn-Tịch tiếp khách
            thấy ai hợp ý mình thì mắt xanh, ai không vừa ý mình thì
            mắt trắng. Chẳng cần phải biết điển trên, ai cũng biết ngay
            là  Từ-Hải  muốn  hỏi  Kiều  rằng  "Nàng  đã  ưng-thuận  bằng
            lòng ai chưa?" Câu "để lọt vào mắt xanh" đã thành câu nói
            chót lưỡi đầu môi.

                      *  Gặp điều oan-ức, người ta quen nói "đúng là oan
            Thị-Kính". "Oan-Thị-Kính" nhắc lại cả cuộc đời tủi nhục tức-
            tưởi  của  Thị-Kính,  hết mang  tiếng  oan  giết  chồng,  lại  chịu
            oan-ức  ở  cửa  chùa  đến  nỗi  phải  nuôi  con  cho  Thị-Mầu.
            Truyện  Quan-Âm  Thị-Kính  cũng  như  truyện  Kiều  vốn  là
            những truyện truyền miệng phổ-cập trong đại-chúng.

                       * Cho nên những Sở-Khanh, Tú-Bà, Hoạn-Thư không
            còn là tên riêng nữa mà cả cuộc đời, tính-nết của họ đã thể-
            hiện  trong  những  cái  tên  bất-hủ  được  lưu-truyền  như  một
            danh-từ chung hay một hình-dung chỉ-định-từ. "Con mẹ Tú-
            Bà", "lại nổi máu Hoạn-Thư", "trông cái mặt có vẻ Sở-Khanh
            lắm", đấy là những điều có thể đã trở nên những thành-ngữ
            thông-dụng trong dân-gian để chỉ những "mụ dầu" chuyên
            nghề  chủ  chứa  mãi-dâm,  những  bà  vợ  ghen  chồng  hoặc
            những anh chàng đểu-giả gạ-gẫm lừa-bịp đàn bà con gái.


            2- Phép ẩn-dụ, tỷ-giảo: Lối dùng điển nói trên trau-chuốt
            cho lời thêm bóng-bảy, thu gọn được lời nói, tránh phải nói
            sống-sượng, nói xa mà hiểu gần, tuy nói đây mà ý ở đấy.

                                          100
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106