Page 102 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 102
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Khác với thực tả vận dụng các biểu-từ chuẩn-xác và linh-
hoạt, lối hư-tả này bóng gió xa-xôi, khêu gợi trí tưởng-
tượng, đào sâu dàn trải cho ý-tưởng được khơi rộng thêm
ra.
Tuy không tả mà tả, tuy tả ở đây song ý mãi đâu đâu, óc
liên-tưởng hội-ý buộc người nghe phải suy-diễn cảm-ứng, từ
đó sẽ thấy tất cả ý-nghĩa sâu-sắc của ngôn-từ. Ðây cũng là
công-dụng của các phép ẩn-dụ, tỷ-giảo rất thông-thường
nhưng rất hàm-súc, tuy tả ít mà là nói nhiều.
* Ở lầu Ngưng-Bích, Kiều than-thở:
" Bên trời góc bể bơ-vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?” (*)
* Sở-Khanh huyênh-hoang khoác-lác hứa "ra tay
tháo cũi sổ lồng" cho Kiều, những lời ấy còn văng-vẳng bên
tai nàng:
Song thu đã khép cánh ngoài,
Tai còn đồng vọng những lời sắt đinh.
Bằng cách so-sánh gián-tiếp, người nghe liên-tưởng, hình-
dung ra mực son thắm đỏ, sắt đinh cứng rắn, rồi suy-diễn và
cảm-ứng ngay được tấm son là tấm lòng thắm-thiết bền-
vững. Những lời sắt-son là lời đoan-hứa chắc-chắn như khắc
trên sắt, ghi lại bằng mực son bền thắm (*).
* Cho nên trong "Chinh-Phụ-Ngâm" nói về người
chồng có lòng yêu nước bảo vệ nhân-dân, chinh-phụ đã kể
rằng:
Lòng hứa quốc tựa son ngăn-ngắt (*),
Sức tì-dân nhường sắt trơ-trơ.
101