Page 110 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 110
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
“Ta về, ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.”
"Ta" cho thấy rõ hơn cái ý-nghĩa lập bè kết-đoàn, đồng-tâm
hiệp-ý. Khi nói "phe ta" thì rõ là nêu lên sự hợp-tác chặt-chẽ
giữa "chúng ta" đối-nghịch với phe địch.
Nên chi người khách viễn-phương kia, tuy chưa hề quen biết
Ðạm-Tiên, mới chỉ nghe đồn danh-sắc của nàng thôi, mà đã
tự-nhận như kẻ đồng-hội đồng-thuyền với kẻ tài-hoa bạc-
mệnh. Cất công tìm đến, những tưởng sơ-ngộ là hạnh-ngộ,
nào ngờ nàng đã ra người thiên-cổ tự bao giờ, xác nằm vất-
vưởng "đã không kẻ đoái người hoài". Tiếc thương cho nỗi
bất-hạnh của người, của mình, chàng
“Khóc than khôn xiết sự tình,
Khéo vô duyên bấy là mình với ta!”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
* "Mình, ta", đấy là cách nói trong quan-hệ thân
thiết cùng lứa bằng vai. Người trên rủ kẻ dưới có thể nói
được: "Thôi, mình (ta) đi kẻo trễ!" hay thân hơn nữa thì:
"thôi, thầy trò mình (ta) đi kẻo trễ". Còn như kẻ dưới đối với
người trên, nói theo cách sau thì ra vẻ thân-kính hơn vì có
chỉ-danh thêm thứ bậc, chứ nói trống không như cách một
thì có vẻ khiếm-lễ. Càng khiếm-lễ hơn nếu học trò, con cái
nói với thầy giáo, cha mẹ rằng: "Thôi, chúng mình đi thôi
kẻo trễ!"
* Thêm tiếng "chúng" vào thành "chúng mình", nói
như vậy là có ý "chơi trèo", là tỏ ra cá mè một lứa, cá đối
bằng đầu. Vì lẽ, "chúng" thì hàm-ý rẻ-rúng, khiêm-hạ, hoặc
109